Theo báo cáo mới nhất của Google và Temasek, thị trường thương mại điện tử Đông Nam Á đạt đến con số 11 tỷ đô vào năm 2017 tăng 41% so với 2015.

 Trong đó, Việt Nam là một trong những thị trường có tốc độ phát triển thương mại điện tử nhanh nhất Đông Nam Á, đạt 33%. Các chỉ số từ Google Trends, App Annie, Socialbakers được iprice.vn tổng hợp và được tóm tắt tạo thành những điểm nổi bật nhất của thương mại điện tử Việt Nam trong năm qua.

Doanh nghiệp có lượt tìm kiếm nhiều nhất

D1

Khảo sát mới nhất tại cổng thương mại điện tử iPrice, Lazada dẫn đầu lượt truy cập, chiếm 19%. Thế Giới Di Động đứng thứ 2 nhưng có xu hướng tăng vào thời điểm mua sắm đồ điện tử cuối năm trước Tết Nguyên Đán.

Shopee Việt nam chính thức gia nhập thị trường vào 2016, nhưng lượt tìm kiếm tăng mạnh vào khuyến mãi 11.11 và 12.12. Lượt tìm kiếm về từ khoá Shopee Việt Nam hiện tại chỉ đứng sau Lazada Việt Nam.

Lượt tìm kiếm Sendo tăng gấp đôi vào quý 4/2017. Lý do lượt tìm kiếm Sendo không cao bằng Lazada và Shopee và vì hai trang thương mại điện tử này đẩy mạnh bán hàng vào thời điểm 11.11 đến 12.12. Trong khi Sendo tập trung vào các dịp khuyến mãi dịp lễ của Việt Nam như Tết Nguyên Đán.

Tương tự, Tiki cũng có lượt tìm kiếm tăng vào quý 4/2017. Được biết mới đây Tiki nhận được khoảng đầu tư 44 triệu đô từ tập đoàn JD, một đối thủ của Alibaba, để tiếp tục cuộc chơi thương mại điện tử Việt Nam với các đại gia khác.

Top ứng dụng mua sắm trên điện thoại thông minh có xếp hạng cao nhất

D2
Theo báo cáo về ứng dụng mua sắm tại Việt Nam của Nielsen, Việt Nam chỉ đứng sau Singapore về tổng thời gian người dùng trực tuyến. Số người dùng điện thoại di động tại Việt Nam chiếm 95% trong đó điện thoại thông minh chiếm đến 78%. Cụ thể hơn, có đến 79% người dùng xem sản phẩm trên ứng dụng di động hoặc website. Và 75% dùng điện thoại thông minh để tìm kiếm thông tin về sản phẩm trước khi mua hàng.

D3iPrice thu thập dữ liệu dựa trên bảng xếp hạng App Annie, xếp hạng được đánh giá dựa trên tổng hợp các chỉ số lượt tải, doanh thu mang lại từ ứng dụng cũng như tương tác người dùng và số lượng tài khoản người dùng. Theo đó, tại Việt Nam ứng dụng mua sắm Lazada và Shopee thay nhau giữ vị trí số 1 trên bảng xếp hạng. Shopee vốn là nền tẳng ứng dụng mua sắm trên di động nên tăng trưởng xếp hạng của họ tăng đột biến từ quý 1 đến quý 4/2017 là điều dễ hiểu.

Mặc dù mới ra mắt vào quý 4/2016 nhưng ứng dụng mua sắm Lotte đã kịp góp mặt trên bảng xếp hạng.Đáng nói, ứng dụng mua sắm Sendo cùng với Thế Giới Di Động là hai ứng dụng di động của Việt Nam cạnh tranh được với các đối thủ quốc tế có tiềm lực vốn và công nghệ.

Các trang thương mại điện tử có nhiều fan nhất trên Facebook

D4
Theo khảo sát của Hiệp hội Thương mại Điện tử Việt Nam thì tỷ lệ doanh nghiệp Việt Nam tham gia mạng xã hội để truyền thông tiếp thị và bán hàng tăng không đáng kể từ 2015 đến 2016. Cụ thể, năm 2015 có 28% doanh nghiệp tham gia kinh doanh thông qua Facebook. Con số này năm 2016 là 34%, tăng 6% số doanh nghiệp có các chiến dịch truyền thông tiếp thị và bán hàng thông qua Facebook.

Theo thống kê mới nhất của socialbakers hợp tác cùng iprice.vn, Shopee đang dẫn đầu tốc độ phát triển lượt người theo dõi Fanpage Shopee Việt Nam, 323% trong năm 2017, tăng hơn 1,1 triệu người theo dõi. Sau một năm có mặt, Shopee Việt Nam có lượt người theo dõi chỉ đứng sau Lazada Việt Nam và Thế Giới Di Động, hai Fanpage có lượt theo dõi và tương tác cao nhất Việt Nam hiện nay.

Điện Máy Xanh là doanh nghiệp có lượt tương tác người dùng Facebook cao nhất nhờ vào các chiến dịch truyền thông xã hội và nội dung sáng tạo. Đoạn quảng cáo Điện Máy Xanh đạt top 10 video quảng cáo được xem nhiều nhất tại châu Á cuối 2016.

Nhìn chung, các doanh nghiệp đều tận dụng Facebook như là mạng xã hội hàng đầu để kết nối người tiêu dùng. Các hình thức quảng cáo trên Facebook cũng sáng tạo hơn. Như Lazada gắn liền với Tóc Tiên, Sơn Tùng MTP với Shopee và Tiki cùng với Chi Pu.

Thị trường thương mại điện tử Việt Nam có nhiều biến động lớn

Trong năm 2017, hai thương vụ đầu tư thương mại điện tử gây nhiều chú ý tại Việt Nam thuộc về Alibaba rót 1 tỷ đô vào Lazada, nâng tổng giá trị vốn sở hữu 83% Alibaba sở hữu tại Lazada. Trong khi đó, Tiki nhận 44 triệu đô thì JD, đối thủ của Alibaba tại thị trường Trung Quốc. Luồng gió mới còn mang đến ví thanh toán điện tử Alipay, thông qua việc hợp tác cùng với NAPAS Việt Nam.

Ngoài ra, một điểm sang khi Thế Giới Di Động giới thiệu Vuivui đến người dùng mua sắm trực tuyến Việt Nam. Sau Điện Máy Xanh, Bách Hoá Xanh thì Vuivui được kỳ vọng là một trong những trang thương mại điện tử lớn tại Việt Nam.

Năm 2017 cũng là năm “dứt áo ra đi” của nhiều tên tuổi thương mại điện tử. Ngoài việc lùm xùm giữa ebay Việt Nam và Chợ Điện Tử hay WeShop thì cho đến nay ebay vẫn chưa có mặt chính thức tại Việt Nam. Tiếp theo, sự kiện Zalora Việt Nam chính đổi tên thành Robins Việt Nam. Sau khi Zalora công bố Nguyễn Kim cùng Central Group sở hữu 49% cổ phần Zalora Việt Nam năm 2016, thì đến quý 1/2017, Zalora chính thức được đổi tên thành Robins Việt Nam.

Theo: iPrice Insights

Pin It
Quảng cáo của FedEx

"Bạn phải có mặt ở đấy trước bằng cách đi đến đấy trước"

User Menu