“Các bạn tự hào về cà phê, nhưng cốc cà phê dở nhất tôi từng uống là của Việt Nam. Các bạn tự hào về gạo, nhưng bữa cơm tôi ăn dở nhất là trên Vietnam Airlines”, một chuyên gia thương hiệu nước ngoài nhận xét. Hãng hàng không quốc gia Vietnam Airlines từng “mang tiếng” rất nhiều khi bị các hành khách Việt phàn nàn thái độ phục vụ của tiếp viên hay việc hoãn, hủy các chuyến bay.

Nhưng lần đầu tiên, trong một hội thảo về thương hiệu cấp quốc gia, Vietnam Airlines đã góp phần làm hình ảnh Việt Nam xấu đi rất nhiều trong mắt của một vị sếp nước ngoài trong lĩnh vực thương hiệu.

“Khi nói đến tên Việt Nam, người nước ngoài sẽ liên tưởng tới Trung Nguyên, Vietnam Airlines, nón lá và áo dài...”, ông Samir Dixit, Giám đốc vùng Châu Á Thái Bình Dương của Công ty Brand Finance bắt đầu câu chuyện của mình.

vnair

 

Nói về Vietnam Airlines, ông Samir thẳng thừng chê website của hãng hàng không quốc gia Việt Nam là “trang web dở nhất”.

“Nói đến chuyện hoãn chuyến bay đã đành, nhưng ngay cả khi đặt vé trên mạng, tôi không thể chọn chỗ ngồi tôi thích, bữa ăn tôi muốn trên website của Vietnam Airlines. Đây là một trang web rất dở, rất ít tiện ích cho hành khách, mặc dù Vietnam Airlines là một thương hiệu mạnh của quốc gia. Đó là điều tôi trao đổi rất thẳng thắn để chúng ta cùng nhau suy nghĩ”, ông Samir nói.

Khi nói đến thương hiệu quốc gia, những thương hiệu ấy phải đại diện cho sự tôn trọng của khách hàng hay cam kết đối với chất lượng sản phẩm/dịch vụ. Thương hiệu nào của Việt Nam làm được điều này?

“Các bạn tự hào về cà phê, nhưng cốc cà phê dở nhất tôi từng uống là của Việt Nam. Các bạn tự hào về gạo, nhưng bữa cơm tôi ăn dở nhất là trên Vietnam Airlines”, ông Samir thẳng thắn.

Danh sách các doanh nghiệp có thương hiệu sản phẩm đạt Thương hiệu quốc gia của Việt Nam trong Chương trình Thương hiệu Quốc gia Việt Nam (Vietnam Value) được công bố 2 năm 1 lần. Trong tất cả 4 lần công bố, cái tên Vietnam Airlines được nhắc đến duy nhất 1 lần, nhưng câu chuyện thương hiệu với Vietnam Airlines không hề suôn sẻ.

Ông Đỗ Thắng Hải – Thứ trưởng Bộ Công thương, đơn vị đăng cai Vietnam Value cho biết: Ngay lần đầu tiên công bố danh sách (năm 2008), Vietnam Airlines không đạt. Đến lần 2 (năm 2010), Vietnam Airlines được lựa chọn tham gia.

“Nhưng trong quá trình thực hiện, có thể có một số vấn đề, kể cả vấn đề về chất lượng như các chuyên gia đề cập, nên hiện Vietnam Airlines không phải một trong 63 thương hiệu của Việt Nam”, Thứ trưởng Hải cho biết.

Nguyên Bảo

Theo Trí Thức Trẻ

Pin It
Nguyên tắc vàng:

"Nếu không có đủ ngân sách thì một ý tưởng dù hay đến mấy cũng không thể cất cánh"

User Menu