Uy tín thương hiệu “Made in Japan” đang mất dần?
May mắn nắm bắt được cơ hội từ “khủng hoảng tài chính”, vào năm 2008, hãng xe hơi Toyota của Nhật Bản cuối cùng đã thay thế hãng xe hơi General Motors (GM) của Mỹ và trở thành “ông anh cả” trong ngành chế tạo ô tô toàn cầu, thực hiện được giấc mộng tròn “100 năm” là thống trị thị trường xe hơi thế giới.
Tuy nhiên, viễn cảnh tươi sáng này lại không kéo dài, gần đây sự kiện thu hồi xe do chân ga có vấn đề càng ngày càng nhiều, đã tác động nghiêm trọng tới danh dự của Toyota, đồng thời còn làm lung lay lòng tin của thị trường toàn cầu với thương hiệu “Made in Japan”.
Cách đây vài ngày, Toyota không ngừng tuyên bố một loạt các thông tin về thu hồi xe, tổng số lượng xe hơi bị thu hồi tại các thị trường ở khắp nơi như Mỹ, Trung Quốc dự kiến sẽ hơn 9 triệu chiếc, thậm chí còn lớn hơn cả lượng tiêu thụ xe hơn 7 triệu chiếc của hãng trong năm 2009 vừa qua. Có phân tích cho rằng, uy tín danh dự của Toyota đang đứng trước nguy cơ “sụp đổ”.
Họa vô đơn chí, hôm thứ Sáu (29/1) Toyota lại tuyên bố, công ty sẽ chủ động thu hồi 646000 chiếc xe hơi kiểu nhỏ gọn trên phạm vi toàn cầu, bộ phận đóng mở cửa xe của những chiếc ô tô này quá nóng sau khi tiếp xúc chất lỏng, sẽ gây ra khói, tan chảy hay thậm chí bốc cháy.
Ngoài ra, hôm thứ Ba (26/1) tuần trước, hãng điện tử Sharp của Nhật Bản cũng thông báo, sẽ thu hồi gần 1 triệu tủ lạnh của 48 mẫu với nguyên nhân là cửa tủ lạnh có thể bị tuột gây nguy hiểm cho người sử dụng.
Cách đây vài ngày, Toyota không ngừng tuyên bố một loạt các thông tin về thu hồi xe, tổng số lượng xe hơi bị thu hồi tại các thị trường ở khắp nơi như Mỹ, Trung Quốc dự kiến sẽ hơn 9 triệu chiếc, thậm chí còn lớn hơn cả lượng tiêu thụ xe hơn 7 triệu chiếc của hãng trong năm 2009 vừa qua. Có phân tích cho rằng, uy tín danh dự của Toyota đang đứng trước nguy cơ “sụp đổ”.
Họa vô đơn chí, hôm thứ Sáu (29/1) Toyota lại tuyên bố, công ty sẽ chủ động thu hồi 646000 chiếc xe hơi kiểu nhỏ gọn trên phạm vi toàn cầu, bộ phận đóng mở cửa xe của những chiếc ô tô này quá nóng sau khi tiếp xúc chất lỏng, sẽ gây ra khói, tan chảy hay thậm chí bốc cháy.
Thêm vào đó những thông tin tiêu cực liên tục xuất hiện như sự kiện hãng hàng không Nhật Bản Japan Airline JAL phá sản vào tháng 1 cũng khiến nhều người cảm thấy bất an về các vấn đề mà kinh tế Nhật Bản đang phải đối mặt.
Ngành chế tạo vốn là niềm tự hào của dân tộc Nhật Bản, quốc gia này luôn muốn sản phẩm "Made in Japan" đã tốt phải tốt hơn, việc "coi chất lượng là sinh mệnh" vẫn là tình thần cốt lõi của ngành chế tạo Nhật Bản và Toyota hiện đang là một biểu tượng cho ngành chế tạo Nhật Bản. Từ năm 1936, Toyota chính thức thành lập công ty công nghiệp xe hơi, đến năm 1972, công ty này tổng cộng đã sản xuất 10 triệu chiếc ô tô.
Ngành chế tạo vốn là niềm tự hào của dân tộc Nhật Bản, quốc gia này luôn muốn sản phẩm "Made in Japan" đã tốt phải tốt hơn, việc "coi chất lượng là sinh mệnh" vẫn là tình thần cốt lõi của ngành chế tạo Nhật Bản và Toyota hiện đang là một biểu tượng cho ngành chế tạo Nhật Bản. Từ năm 1936, Toyota chính thức thành lập công ty công nghiệp xe hơi, đến năm 1972, công ty này tổng cộng đã sản xuất 10 triệu chiếc ô tô.
Thập niên 70 của thế kỷ trước là thời kỳ hoàng kim của sự phát triển hãng xe hơi Toyota, từ năm 1972 đến năm 1976, chỉ trong 4 năm, Toyota đã sản xuất 10 triệu xe, đến đầu thập niên 90 của thế kỷ 20, sản lượng xe hơi năm của Toyota đạt gần 5 triệu chiếc, đánh bại hãng xe Ford, xếp vị trí thứ hai trên thế giới. Sau những nỗ lực gần 20 năm, năm 2008, Toyota đã thay thế GM đứng đầu thế giới.
Công cuộc toàn cầu hóa kinh tế diễn ra trong vài năm trở lại đây đã khiến vấn đề trống rỗng hóa ngành sản xuất Mỹ nghiêm trọng hơn, ngành chế tạo chuyển dịch, các sản phẩm xa rời sản xuất càng ngày càng nhiều;
Trong bối cảnh toàn cầu cầu hóa này, bất chấp chủ động hay bị động, sau khi bong bóng kinh tế Mỹ thập niên 90 của thế kỷ trước tan vỡ, các doanh nghiệp Nhật Bản đã lựa chọn việc kiên trì xuất khẩu các ngành chế tạo. Sự phát triển mạnh mẽ của ngành tài chính Mỹ và sự vững mạnh của ngành chế tạo Nhật Bản, có thể nói là hai kết quả điển hình của toàn cầu hóa kinh tế.Công cuộc toàn cầu hóa kinh tế diễn ra trong vài năm trở lại đây đã khiến vấn đề trống rỗng hóa ngành sản xuất Mỹ nghiêm trọng hơn, ngành chế tạo chuyển dịch, các sản phẩm xa rời sản xuất càng ngày càng nhiều;
Tháng 9/2008, đại gia Phố Wall của Mỹ - Lehman Brothers với lịch sử 150 năm đã bị phá sản, đồng thời cũng khiến cuộc khủng hoảng thế chấp dưới chuẩn chỉ trong một đêm diễn biến thành khủng hoảng tài chính toàn cầu. Danh dự của ngành tài chính Mỹ bị sụp đổ hoàn toàn; Còn hiện nay, nguy cơ mà Toyota đang đối mặt chỉ mới vừa bắt đầu, đồng thời, vầng hào quang của ngành chế tạo Nhật Bản cũng đang dần biến mất.
Vấn đề chân ga có lỗi của hãng xe Toyota vẫn đang được điều tra, nhưng hiện các nhà phân tích đều cho rằng, mấy năm trở lại đây, cùng với sự trỗi dậy của ngành chế tạo tại Hàn Quốc, Trung Quốc, áp lực cạnh tranh mà doanh nghiệp Nhật Bản gặp phải càng ngày càng lớn, các doanh nghiệp Nhật Bản phải cắt giảm giá thành để nâng cao sức cạnh tranh của sản phẩm, vì thế mà chất lượng ngành chế tạo của Nhật Bản cũng do đó mà giảm.
Sự kiện Toyota thu hồi xe liệu làm sụp đổ ngành chế tạo Nhật Bản và thậm chí có trở thành một “Lehman Brothers” thứ hai cho khủng hoảng kinh tế toàn cầu hay không? Đây là vấn đề rất đáng để thế giới quan tâm.
Sự kiện Toyota thu hồi xe liệu làm sụp đổ ngành chế tạo Nhật Bản và thậm chí có trở thành một “Lehman Brothers” thứ hai cho khủng hoảng kinh tế toàn cầu hay không? Đây là vấn đề rất đáng để thế giới quan tâm.
Theo Stockbiz
- Details
- Category: Lý Thuyết Thương Hiệu
- Hits: 4306