Từng là một nhà ngoại giao, bà Tôn Nữ Thị Ninh, nguyên phó chủ nhiệm uỷ ban Đối ngoại Quốc hội, đã dành cho phóng viên Sài Gòn Tiếp Thị cuộc phỏng vấn về xây dựng thương hiệu quốc gia vấn đề đang được nhiều giới quan tâm.


Bà Ninh nói, nếu một quốc gia có trình độ nhất trí cao về những giá trị của mình thì có thể nói, đã đi một bước rất dài về xây dựng thương hiệu quốc gia, nhưng còn phải có thêm sự nhìn nhận của quốc tế. Khi hai điều đó hội tụ, lúc đó mới có thể nói Việt Nam có một thương hiệu quốc gia bền vững và phát huy hiệu quả.

 

Bà nhận thấy trong mắt giới đầu tư quốc tế và các đối tác thương mại, hình ảnh một Việt Nam được trân trọng, được tín nhiệm đã thay đổi như thế nào?

 

Thương hiệu quốc gia có hai vế: tự mình xác định và người ngoài cảm nhận. Cảm nhận của người ngoài rất quan trọng vì sẽ dẫn đến hành động, như khách du lịch đến nhiều hay ít, đến một lần rồi có trở lại hay không, nhà đầu tư có vào đầu tư, những người sống và làm việc tại Việt Nam thì nói về Việt Nam một cách tốt đẹp hay rời Việt Nam với những dư âm không hay.

 

alt

Nếu nêu những cách tự giới thiệu thì Việt Nam không thể không có hình ảnh của chiến tranh. Chiến tranh là một yếu tố cấu thành thương hiệu quốc gia nhưng nó chỉ là một mặt của Việt Nam. Cái mình phải làm nổi lên là sau cuộc chiến đó thì Việt Nam là gì. Tôi còn nhớ cố thứ trưởng Ngoại giao Lê Mai, phụ trách quan hệ với Mỹ thường nói với nhà báo Mỹ là Việt Nam không chỉ là một cuộc chiến mà còn là một đất nước, một dân tộc.

Sau cuộc chiến đó, Việt Nam đã có một hình ảnh trẻ trung, đầy sức sống hướng về tương lai thanh bình, yêu đời và mến khách. Tôi đúc kết từ nhận xét của nhiều người nước ngoài: “Việt Nam là một đất nước mà bạn không thể bàng quan được, hoặc là bạn yêu mến nó, hoặc là bạn sẽ khó chịu vì một tình cảnh gặp phải nào đó”. Hy vọng sẽ có 90% yêu mến Việt Nam, chỉ có 10% gặp khó chịu.

 

Phải nhìn thương hiệu quốc gia là tài sản của toàn dân như thế nào cho đúng?


Đang có nhầm lẫn khi đưa thương hiệu quốc gia gắn cho thương hiệu doanh nghiệp và thương hiệu sản phẩm. Khái niệm thương hiệu quốc gia nên dành cho quốc gia, cho dân tộc, xây dựng thương hiệu quốc gia phải do Chính phủ điều phối, kéo hết các thành phần xã hội vào mới làm được. Những doanh nghiệp có thương hiệu lớn sẽ cống hiến một phần cho thương hiệu quốc gia.

 

Thương hiệu quốc gia là tài sản của toàn dân, của dân tộc. Thương hiệu quốc gia là linh hồn và bộ mặt một dân tộc. Nhà nước có vai trò then chốt, nhưng không phải là duy nhất, và không thể là người triển khai hoàn toàn, khi triển khai phải có dân, phải có nhiều ngành, nhiều giới. Để hình thành thương hiệu quốc gia, Chính phủ cần thu hút sự đồng tình của xã hội. Thảo luận bàn tròn về “Xây dựng thương hiệu quốc gia” diễn ra ngày 30.6.2010 tại phòng họp Lotus B, khách sạn Rex, 141 Nguyễn Huệ, quận 1, TP.HCM do trung tâm Nghiên cứu và phát triển giáo dục Trí Việt phối hợp Saigon Media tổ chức.

 

Cuộc thảo luận quy tụ nhiều diễn giả là các chuyên gia, lãnh đạo doanh nghiệp trong và ngoài nước với các chủ đề như: mối quan hệ với kinh tế – doanh nghiệp, nhân tố văn hoá – lịch sử – con người, vai trò của truyền thông và nhận thức công chúng, vai trò của Chính phủ/Nhà nước và các bên liên quan.

 

Theo SGTT

Pin It
Nguyên tắc vàng:

"Bạn phải từ bỏ một thứ để có được một thứ khác"

User Menu