Bud Light là một hãng bia đến từ Mỹ, trực thuộc sự quản lý của Công ty Anheuser – Busch. Công ty này phát triển một loại bia mới dưới cái tên Budweiser. Nó bao gồm Bud Light, bên cạnh một loại bia khác là Bud Ice. Hãng bia này ra đời từ năm 1976 và hiện nay nó đã trở thành một trong những loại bia bán chạy nhất nước Mỹ, có mặt ở hơn 80 quốc gia trên toàn thế giới.
Ngày 08/09/2014, Anheuser – Busch đã mời 1000 người Mỹ tham gia vào một buổi đại tiệc với những người nổi tiếng mà trong đó, họ phải tham gia vào một trò chơi với nhiệm vụ uống Bud Light 3 ngày liên tiếp. Để chuẩn bị cho sự kiện trọng đại này, hãng đã bay đến Crested Brutte, Colorado và biến thị trấn trượt tuyết cổ kính này thành một điểm đến hấp dẫn nhất Hoa Kỳ. Tất cả để phục vụ cho chiến lược quảng bá Bud Light đồng thời tạo ra niềm tự hào thương hiệu lớn hơn bao giờ hết.
Các mô hình AIDA – cụm từ viết tắt cho nhận thức, tiền lãi, nhu cầu và hành động, là nền tảng cho các chiến lược phát triển thương hiệu của Bud Light trong suốt thập kỷ qua. Giống như cấp bậc trong tháp Maslow, AIDA nếu ra mục tiêu cần đạt được theo mỗi phần của kim tự tháp trước khi đạt đến cấp độ tiếp theo. Mô hình này được tạo ra để ước tính lượng bia bán ra theo phương pháp tuyến tính, nghĩa là những thao tác trên các thiết bị kỹ thuật số hay điện thoại di động sẽ tương tác với dịch vụ bán hàng nhanh hơn và dễ dàng hơn bao giờ hết.
Chiến dịch gần đây nhất của Bud Light có tên là "Up For Whatever" – nghĩa là cho dù có chuyện gì xảy ra thì hãy cầm chai bia lên, một ly bia hoàn hảo sẽ giúp bạn quên đi. Chính chiến lược này đã giúp cho hãng bia này giành được vị trí King Of Beer trong thị trường đồ uống nội địa Mỹ năm 2013.
Ý tưởng này là tạo ra một trải nghiệm mới cho người uống. Anheuser – Busch không hề chuẩn bị quá kỹ lưỡng nhưng họ tin chắc rằng tất cả mọi người sẽ bị thu hút bởi chiến dịch và sẽ muốn tham gia cùng. Hãng dựa vào toàn bộ những người ưa thích bia Bud Light. Những đoạn phim sẽ được quay trong suốt thời gian diễn ra sự kiến và chúng sẽ được sử dụng để quảng cáo cho Super Bowl của thương hiệu này trong năm nay.
Bud Light không muốn khách hàng chỉ đơn thuần là người uống bia mà họ muốn có được những đối tác từ những người thân tín nhất, những người hiểu rõ về sản phẩm của Bud Light. Điều này cho phép hãng có được những đại sứ thương hiệu mà chẳng cần bỏ ra quá nhiều chi phí: vừa đảm bảo được sự chân thực đồng thời cũng tạo nên sợi dây liên kết mạnh mẽ đối với những khách hàng trung thành – những người được gọi là "Millennials".
Một khi họ rời khỏi sự kiện, họ sẽ có những điều thật đặc biệt để chia sẻ với người khác – lại là hình thức tiếp thị truyền thống qua phương thức truyền miệng, đơn giản mà khá hiệu quả. Động cơ của chiến dịch này là tạo một điểm mốc không bao giờ quên, đưa hoạt động quảng cáo sang một trang mới mà trong đó mọi thứ đều dựa vào "Millennials" – bằng những kinh nghiệm đơn thuần, không chỉ là tiệc tùng mà còn là sự gắn kết vô cùng ý nghĩa khi họ tìm thấy nhau, xây dựng một mối quan hệ mới. Những chai Bud Light đưa mọi người đến gần nhau hơn – đấy chính là thông điệp được truyền tải qua câu slogan "Up For Whatever".
Nhìn chung, đây là một chiến dịch vô cùng thành công của Bud Light. Họ mang người tiêu dùng đến gần mình hơn, đặc biệt là những "Millenials". Kết quả của nó không thể hiện ở số lượng chai bia bán ra mà hãng muốn hướng đến một mục tiêu dài hạn hơn.
Bud Light cũng giúp cho Anheuser – Busch xóa bỏ hoàn toàn mô hình AIDA truyền thống mà thông thường chỉ kết thúc bằng những hành động và mục tiêu ngắn hạn. Chiến dịch mới đã tập trung nhiều hơn vào sự tương tác và tham gia của khách hàng. Khi mà Bud Light nắm bắt đúng cơ hội thì kết quả nhận được là rất tích cực.
Tương lai không xa, vấn đề tiếp thị của bất kỳ thương hiệu nào sẽ không còn dừng lại trên khía cạnh 1 chiều thông thường mà nó là sự kết hợp đa chiều giữa nhiều đối tượng – điều tôi muốn nói ở đây chính là "Millennials" – sự liên kết chặt chẽ với người dùng trung thành.
Theo KDNH
Không ghi tác giả
Ý Kiến