Nhiều chuyên gia cho rằng, năm 2019 kinh tế thế giới sẽ có những biến động mạnh do sự lan tỏa ngày càng sâu sắc của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 và những bất ổn tiềm tàng từ chiến tranh thương mại giữa hai siêu cường Mỹ - Trung.

Tại sự kiện Vietnam Business Outlook 2019 diễn ra vào chiều 2.11 tại TP HCM, TS. Vũ Thành Tự Anh, thành viên tổ Tư vấn kinh tế của Thủ tướng Chính phủ, Giám đốc Trường Fulbright nhấn mạnh: Việt Nam là một trong những nền kinh tế mở nhất thế giới, vì vậy, bất kỳ một cái gì dù lớn hay nhỏ xảy ra trên thế giới đều tác động đến Việt Nam.

Y1

TS. Vũ Thành Tự Anh, thành viên tổ Tư vấn kinh tế của Thủ tướng Chính phủ, Giám đốc Trường Fulbright. Ảnh: Thùy Dung

Cũng theo ông Tự Anh, khi chiến tranh thương mại Mỹ - Trung diễn ra, Việt Nam sẽ lâm vào cảnh bất lợi nhiều hơn là hưởng lợi, đặc biệt là các doanh nghiệp liên quan đến xuất khẩu.

Nếu áp thuế thêm 200 tỷ USD thì hàng nhập khẩu của Trung Quốc vào Mỹ cơ cấu sẽ như sau: khoảng 20% máy móc thiết bị cơ khí, 25% là máy móc thiết bị điện tử, khoản 17% đồ gỗ nội thất.

Việt Nam chỉ có lợi khi có khả năng xuất khẩu những mặt hàng tương tự như vậy. Tuy nhiên, trong số những hàng mà Việt Nam xuất khẩu sang Mỹ tương tự Mỹ trừng phạt Trung Quốc chỉ có 13 tỷ USD, không đáng kể so với kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam. Và trong danh sách này không có dệt may và da giày là 2 ngành Việt Nam xuất khẩu sang Mỹ nhiều nhất.

Chiến tranh thương mại Mỹ - Trung đang thúc đẩy các doanh nghiệp Trung Quốc, các nhà đầu tư quốc tế đang có cơ sở sản xuất, nhà máy ở Trung Quốc rời Trung Quốc để đến các nước khác.

Ông Mai Hữu Tín, Chủ tịch HĐQT CTCP Đầu tư U&I cho biết, khi chiến tranh thương mại xảy ra thì không phải các doanh nghiệp nước ngoài hoạt động tại Trung Quốc đều chuyển sang Việt Nam. Việt Nam không phải là “vịnh tránh bão” như chúng ta nghĩ.

Y2

Theo ông Mai Hữu Tín - Chủ tịch HĐQT CTCP Đầu tư U&I, Việt Nam không phải là “vịnh tránh bão” như chúng ta nghĩ. Ảnh: Thùy Dung

Bên cạnh đó, tránh bão xong thì doanh nghiệp nước ngoài có ở lại hay không? Điều chúng ta cần là Việt Nam phải trở thành một vịnh sạch đẹp, an toàn chứ không chỉ làm một nơi tránh bão. Chúng ta muốn các doanh nghiệp gắn bó, làm ăn lâu dài tại đây và cùng phát triển chứ không phải để tránh bão, ông Tín lưu ý.

Trong bối cảnh năm 2019 mở ra nhiều cơ hội và cũng tiềm ẩn không ít thách thức, ông Đặng Văn Thành, Chủ tịch Tập đoàn Thành Thành Công (TTC) chia sẻ: Cạnh tranh là hoạt động rất bình thường của thị trường, các doanh nghiệp cần có sự chuẩn bị kỹ lưỡng.

Theo ông Thành, trong kinh doanh không nên phân biệt doanh nghiệp lớn hay nhỏ mà hãy nhìn vào việc họ làm tốt hay không tốt. Đặc biệt, vai trò của doanh nhân rất quan trọng, người lãnh đạo phải có đủ đủ bản lĩnh thì mới tạo nên sứ cạnh tranh cao. Dù ở bối cảnh nào thì để vượt qua khó khăn thì ý chí của doanh nhân vẫn là điều kiên quyết nhất.

Y3

Các diễn giả tham gia thảo luận tại sự kiện Vietnam Business Outlook 2019. Ảnh: Thùy Dung

Các chuyên gia cũng gợi ý, trong thời gian sắp tới, các doanh nghiệp cần hoàn thiện kế hoạch hoạt động, sản xuất dựa trên năng lực của mình. Bên cạnh đó, Chính phủ Việt Nam cần tập trung nỗ lực cải cách, tận dụng những lợi thế đang có để phát triển kinh tế, không nên quá lạc quan về cơ hội từ cuộc chiến tranh thương mại này, thay vào đó hãy xem xét hiện trạng của mình để tăng tốc.

Sự kiện '' VIETNAM BUSINESS OUTLOOK 2019 '' do Group QUẢN LÝ DOANH NGHIỆP phối hợp tổ chức cùng báo điện tử THE LEADER được diễn ra vào chiều ngày 02.11.2018 tại Tp.HCM

*Nguồn: Tạp chí Nông thôn Việt

Pin It
Elias Canetty

"Ta không biết điều gì sẽ xãy ra nếu mọi thứ đột ngột thay đổi. Nhưng liệu ta có biết điều gì sẽ xãy ra nếu không có gì thay đổi?"

User Menu