songsot

Hàng loạt ngân hàng sụp đổ, chứng khoán ảm đạm, công ty đóng cửa, nhân công mất việc… khủng hoảng kinh tế như một bức màn đen che phủ khắp toàn cầu. Hầu hết các quốc gia và doanh nghiệp đều chịu ảnh hưởng của thực trạng đáng buồn này. Nhưng nếu chỉ khoanh tay đứng nhìn, bạn chỉ càng bị lún sâu thêm vào “vũng lầy”. Hãy hành động ngay để “sống sót” và vượt qua cơn bão.

Xem xét lại ưu tiên cho phù hợp với thực tế

Trong thời điểm thuận lợi, công ty có thể ưu tiên hàng đầu cho việc phát triển thị trường, thuê mướn nhân công, đặt ra mục tiêu tăng trưởng 15%... Nhưng khi thị trường thay đổi thì tầm nhìn của công ty cũng phải thay đổi. Việc thay đổi định hướng đột ngột có thể ảnh hưởng đến hoạt động của công ty nhưng đó là điều bắt buộc phải làm. Nếu chỉ lặng im ngồi nhìn nền kinh tế đang đi xuống duốc và lo lắng về những chiến lược đã vạch ra trong năm 2009, bạn sẽ bị “tụt hậu” vì mọi thứ chẳng có gì đảm bảo trong thời buổi đầy biến động như thế này. Đây là lúc phải tiết kiệm hơn, cân nhắc từng khoản chi phí, đầu tư và huỷ bỏ tất cả những thứ không cần thiết như hội nghị, hội thảo, du lịch… để tập trung đối phó với khủng hoảng.


Tiếp tục đầu tư vào các thế mạnh của mình

Thời buổi khó khăn cũng là cơ hội cho các công ty chứng tỏ khả năng và nâng cao năng lực cạnh tranh của mình và sẽ được hưởng lợi rất lớn từ điều đó, khi khủng hoảng đi qua. Những thương hiệu thành công nhất là những doanh nghiệp không bao giờ ngừng đầu tư vào những điểm mạnh của mình như cải tiến sản phẩm, dịch vụ khách hàng… Trong khi nhiều công ty đang ra sức cắt giảm thì Kohl’s, nhà bán lẻ hàng đầu của Mỹ đã chi cho ngân sách marketing trong mùa nghỉ lễ vừa qua nhiều hơn cả thời điểm này năm ngoái. “Chúng tôi không có dự định cắt bỏ việc cải tiến sản phẩm vì đây là yếu tố giúp cho công ty tồn tại và phát triển trong suốt 25 năm qua. Chúng tôi đang cải tiến việc vận chuyển hàng hoá và đây sẽ là thế mạnh của chúng tôi”. Việc cắt giảm các hoạt động đào tạo và phát triển nhân viên cũng được nhiều công ty áp dụng khi kinh tế suy thoái. Tuy nhiên, các doanh nghiệp tốt nhất không nên thực hiện điều này vì đây là một trong những yếu tố chủ yếu để duy trì sự phát triển của công ty.


Tăng cường giao tiếp, cân bằng giữa thực tế và sự lạc quan về tương lai

Khi bước vào thời kỳ “hỗn loạn”, các công ty thường chọn giải pháp im lặng cho đến khi thị trường trở về trạng thái bình ổn. Đó là điều trái ngược với những gì họ cần làm. Trong khủng hoảng, tất cả đối tác của doanh nghiệp đều trở nên căng thẳng: Nhân viên lo bị thất nghiệp, nhà cung cấp sợ không được trả tiền, khách hàng ngại giá tăng hoặc chất lượng sản phẩm, dịch vụ giảm sút… Sự im lặng chỉ càng làm cho họ lo lắng. Việc đối thoại trực tiếp về các vấn đề này sẽ làm cho tình hình khá hơn. Bạn không cần phải trả lời tất cả thắc mắc của họ nhưng cần nói ra những gì bạn nghĩ và phản ánh tình hình một cách trung thực. Hãy làm cho nhân viên của bạn vững tâm hơn bằng cách cho họ biết rõ tầm nhìn của công ty, hiểu rõ điều bạn quan tâm và cảm nhận được sự thẳng thắn và trung thực của bạn. Họ chỉ muốn biết sự thật. Ngay cả khi sự thật đó không tốt đẹp gì thì người lãnh đạo giỏi cũng sẽ tìm ra cách để tuy trì niềm hy vọng.


Cùng khách hàng đối mặt với khó khăn

Kinh tế khó khăn, khách hàng cũng phải đối mặt với những vấn đề mới nên hãy cung cấp cho họ giải pháp mới. Đây là cách tốt nhất để bạn thể hiện sự thấu hiểu và quan tâm tới khách hàng và cũng là sự phản ứng một cách khôn ngoan. Thời thịnh vượng, khách hàng luôn muốn những sản phẩm cao cấp, xa xỉ bất chấp giá cả nhưng torng lúc “nước sôi lửa bỏng” như thế này thì điều đó không còn nữa. Đa dạng hoá sản phẩm, cắt giảm chi phí để tạo ra các dòng sản phẩm có giá cả hợp lý là điều khách hàng mong muốn nhất lúc khó khăn này. Do đó, ngay cả khi bán sản phẩm với giá thấp hơn, bạn vẫn có thể duy trì doanh thu như trước. Trong bất kỳ nền côn nghiệp nào thì nguyên tắc chung nhất vẫn là giúp cho khách hàng có thể tối đa hoá lợi ích của mình.


Đừng giảm giá một cách vội vàng

Ai cũng muốn trả ít hơn, đặc biệt là torng thời kỳ khủng hoảng, nhưng việc thay đổi giá đột ngột có thể nguy hiểm hơn bạn nghĩ. Theo nghiên cứu của McKinsey, với một công ty có quy mô 1.500 nhân viên như S&P, khi giảm gí 5% thì sẽ tăng doanh số lên 19% để bù vào chi phí, mà điều này hầu như hcẳng bao giờ xảy ra. Việc giữ nguyên múc giá cũ có thể làm cho doanh số bị giảm sút ở một mức độ nào đó, tuy nhiên đây có thể là một cách làm khôn ngoan. Tất cả đều phụ thuộc vào sự năng động trong các chính sách về giá của công ty bạn, có thể thay đổi một cách nhanh chóng để thích nghi với thị trường hay không. Ví dụ như khi giá dầu ở mức 4USD/gallon làm cho nhiều người tiêu dùng Mỹ mạnh tay cắt giảm những khoản chi phí tự phát, thì khi dầu có trở lại 2USD/gallon như hiện nay và có nhiều thu nhập nhàn rỗi hơn, họ cũng chẳng chi tiêu nhiều hơn do có qua nhiều lo lắng về công việc và tương lại của mình. Đây là lúc để bạn học về sự nhạy cảm với giá cả trong thị trường hơn bao giờ hết.


Cân nhắc khi đầu tư

Bình thường, các công ty rất dễ rơi vào tình trạng mất kiểm soát trong việc đầu tư và quên đi quy tác cơ bản trong kinh doanh là lợi nhuận kiếm được phải nhiều hơn chi phí đã bỏ ra. Điều này rất nguy hiểm khi ngân sách cho đầu tư ngày càng thắt chặt hơn. Chuỗi cửa hàng nhượng quyền thực phẩm và đ6ò uống nổi tiếng Dunkin’ đã từng có kế hoạch trở thành nhà nhượng quyền lớn nhất với việc phát triển hàng loạt cửa hàng mới, nhưng giờ đây, họ thấy rằng các ngân hàng uy tín trong vùng là một nguồn đầu tư tốt hơn. Hay thay vì bỏ 350 triêu đến 400 triệu USD để đầu tư vào việc phát triển một loại động cơ mới, nhà sản xuất xe tải Navistar chỉ cần bỏ 30USD đến 40USD tượng trung vào việc kiểm soát phần mềm và hệ thống quản lý nhiên liệu để các động cơ hiện tại hoạt động một cách tốt nhất trong các xe tải của mình… Đây là cách đầu tư tiết kiệm và hiệu quả.


Đánh giá lại nhân viên và chọn ra một đội ngũ giỏi

Khi nền kinh tế bùng nổ, công ty làm ăn phát đạt thì nhân viên nào cũng có vẻ xuất sắc. Nhưng đây là lúc bạn phải đánh giá lại đội ngũ của mình và tìm ra những kẻ “mạo danh”. Nếu công ty cần cắt giảm nhân viên thì việc duy trì những người làm việc chăm chỉ với tinh thần trách nhiệm cao là điều rất quan trọng. Bên cạnh đó, khi không thể tránh khỏi áp lực cắt giảm lương và phúc lợi với toàn thể nhân viên, bạn phải truyền đạt quyết định này đến với các nhân viên nòng cốt một cách khéo léo để họ trảnh cảm giác mình đang vị phạt thay vì được thưởng với những kết quả tốt đẹp trong công việc. Tuy nhiên, thay vì khơi thêm “nỗi đau”, tốt nhất là hãy khên thưởng cho các nhân viên xuất sắc nhất, ngay cả torng khủng hoảng. Đồng thời “thám thính” đối thủ cạnh tranh và tìm các lôi kéo những nhân viên xuất sắc nhất của họ về với mình.


Có tầm nhìn dài hạn

Chỉ trích nặng nề nhất trong việc khủng hoảng tài chính tại phố Wall là họ đã khuyến khích cho những chương trình đầu tư quá nhiều rủi ro. Hãyn chắc chắn những khoản đầu tư của công ty bạn không có nhiều (hoặc rất ít) mạo hiểm. Ví dụ như tại Công ty chuyên sản xuất các loại máy móc và vật dụng dùng trong nông nghiệp hàng đầu của Mỹ, Deere, chỉ khuyến khích đầu tư dựa trên lợi nhuận, được đo lường bằng vốn đầu tư và lợi nhuận thu được trong năm bất kỳ của bốn năm liên tiếp trước đó. Nếu tình hình kinh doanh không khả quan thì có thể huỷ bỏ một phần lợi nhuận. Trong thời khủng hoảng, hãy khuyến khích những tư duy và tầm nhìn dài hạn như một phần của chu kỳ kinh doanh.


Cân nhắc với thị trường ngoại

Áp lực về chi phí có thể khiến các công ty nghĩ đến các nước đang phát triển hoặc các thị trường mới nổi, nhưng thật ra nền kinh tế tại các nước này cũng đã chuyển mình mạnh mẽ. Giá nhân công tại các nhà máy ở Trung Quốc hay Malaysia liên tục tăng trưởng như một làn sóng khi các quốc gia này có sự nhảy vọt về kinh tế. Trong khi đó tại Mỹ, số lượng lao động bị thất nghiệp liên tục gia tăng, và khoảng cách về tiền lương giữa các quốc gia này ngày càng được rút ngắn hơn. Giá dầu khi đã hạ sau khi lên đến đỉnh cũng vẫn cao hơn nhiều so với cách đây năm năm và theo phân tích của nhiều chuyên gia thì không có dấu hiệu đi xuống. Do đó, chi phí cho việc vận chuyển cũng có thể là một trong các yếu tố góp phần vào việc chấm dứt làn sóng đầu tư ra nước ngoài.


Không chỉ thế, chi phí đầu tư cho trụ sở, máy móc, thuế, hải quan, thời gian, tốc độ sản xuất… có thể tạo thành một khoản lớn. Trong thời điểm mà tất cả chi phí đều đội giá như thế này, đừng nghĩ đầu tư ra nước ngoài là ý kiến hay.


Khôn ngoan trong việc mua lại và sáp nhập (M&A)

Khủng hoảng kinh tế cũng là thời điểm thuận lợi nhất để mua lại tài sản của các công ty với giá rẻ. Hoạt động sáp nhập có khuynh hướng lên đến đỉnh cao khi hầu hết công ty đều xem khủng hoảng như một thời điểm cho việc tích trữ nguồn lực cho đến khi thị trường phục hồi. Đây là cơ hội lớn để thâu tóm cá công ty nhỏ và nhân tài của họ. Các công ty nên cân nhắc nhu cầu kinh doanh trong suốt thời kỳ phát riển lẫn suy sụp của nền kinh tế, chứ đừng chỉ dựa trên trực giác. Khi khủng hoản kinh tế kết thúc, đường đua lại rộng mở với sự hứa hẹn về một tương lai tươi sáng, vị trí của bạn so với các đối thủ phụ thuộc vào quản trị của bạn ngay từ lúc này.

Theo Tạp chí Marketing

Pin It
Ngạn ngữ Anh

"Có người đi hết rừng mà vẫn không tìm thấy củi"

User Menu