Năm 2017 chứng kiến nhiều cuộc M&A trong cùng lĩnh vực để đánh chiếm hệ thống phân phối của những "ông lớn".

 1. Thaibev mua Bia Sài Gòn

Đây được coi là thương vụ lớn nhất trên thị trường chứng khoán khi Tập đoàn Thaibev đơn vị sở hữu Công ty TNHH Vietnam Beverage đã mua thành công 53,59% cổ phần Tổng công ty cổ phần bia-rượu- nước giải khát Sài Gòn (SAB, Sabeco), với giá 320.000 đồng, tương đương 343,642 triệu cổ phần. Trước đó, giới phân tích cho rằng giá cổ phiếu SAB có mức định giá quá cao, song, với mục đích mở rộng thị trường và có được mạng lưới phân phối lớn thì mức giá trên được xem là hợp lý.

Bởi theo tập đoàn này, Sabeco là doanh nghiệp sản xuất bia lâu đời với hơn 140 năm kinh nghiệm, sở hữu những thương hiệu bia nổi tiếng của Việt Nam như bia Sài Gòn và bia 333. Ngoài ra, Sabeco chiếm thị phần lớn nhất trong thị trường bia Việt và là một trong những công ty bia đầu ngành ở ASEAN.

R1

ThaiBev cũng đánh giá Việt Nam là thị trường tiềm năng cho ngành bia, lớn thứ ba trong ASEAN, chỉ xếp sau Trung Quốc và Nhật Bản. Vì thế, vụ thâu tóm này sẽ giúp đa dạng hóa thị trường về mặt địa lý; giúp hãng mở rộng khu vực và có được mạng lưới phân phối lớn ở Việt Nam.

Bên cạnh đó, thương vụ thâu tóm này phù hợp với tầm nhìn đến năm 2020 của công ty. Khoản đầu tư vào Sabeco phù hợp với lĩnh vực kinh doanh hiện tại của tập đoàn là sản xuất và phân phối đồ uống có cồn.

Để đạt được mục đích, ngoài việc thành lập, Công ty TNHH Vietnam Beverage hồi tháng 10/2017 với vốn điều lệ gần 682 tỷ đồng, công ty của đại gia Thái còn mượn tiền của 5 ngân hàng trong nước như Bangkok Bank Public, Kasikornbank Public, Krung Thai Bank… Mỗi khoản vay trị giá 20 tỷ bath, tương đương 610 triệu USD và kỳ hạn thanh toán trong vòng 24 tháng. Ngoài ra, công ty con do tập đoàn này sở hữu 100% vốn là BeerCo cũng đại diện vay thêm 1,95 tỷ USD thông qua các ngân hàng nước ngoài là Mizuho Bank và Standard Chartered chi nhánh Singapore. BeerCo sau đó cho Vietnam Beverage vay lại để trả tiền mua cổ phần và chi phí có liên quan.

2. CJ mua Cầu Tre

R2
Cũng tham vọng đánh chiếm thị trường thực phẩm ở Việt Nam, sau khi mua không thành công cổ phần của Vissan, CJ đã quyết nâng tỷ lệ sở hữu tại Cầu Tre từ 47,33% lên71,6%. Sau khi thâu tóm, Cầu Tre chính thức đổi tên thành Công ty cổ phần thực phẩm CJ Cầu Tre, điều chỉnh bổ sung thêm một số ngành nghề kinh doanh như chế biến rau quả, sản xuất các loại bánh từ bột và thức ăn chế biến sẵn.

Khi sở hữu Cầu Tre, ngoài tham vọng có được chỗ đứng trong ngành thực phẩm thì Tập đoàn này còn đạt được nhiều kỳ vọng hơn khi HĐQT Cầu Tre thông qua chủ trương đầu tư quy hoạch chuyển đổi công năng khu đất 125/208T Lương Thế Vinh, Quận Tân Phú và chủ trương đầu tư dự án 35 Lương Minh Nguyệt.

Một số chuyên gia nhận định, tuy chỉ chiếm 2,8% thị phần nội địa nhưng điểm hấp dẫn của Cầu Tre là sở hữu danh mục sản phẩm đa dạng, kênh tiêu thụ rộng khắp thông qua đại lý, siêu thị, cửa hàng tiện lợi… và kinh nghiệm vận hành hệ thống sản xuất hơn 35 năm. Ngoài ra, việc doanh nghiệp này có sản lượng xuất khẩu ổn định sang nhiều thị trường khó tính trên thế giới cũng góp phần củng cố vị thế của đại gia Hàn Quốc trong ngành thực phẩm đông lạnh.

3. Thế Giới Di Động mua Trần Anh

R3
Không giấu tham vọng mở rộng thị phần, Công ty cổ phần Thế Giới Di Động vừa hoàn tất việc mua lại hơn 90% cổ phần của Công ty cổ phần Thế giới số Trần Anh. Đây cũng là thương vụ được cho là “đình đám” trong ngành bán lẻ điện máy. Hệ thống điện máy Trần Anh hiện sở hữu 39 trung tâm tại nhiều tỉnh thành ở miền Bắc và miền Trung. Hà Nội là thị trường lớn nhất được Trần Anh phủ tới 14 điểm bán. Trong khi đó, Chuỗi Điện máy xanh (thuộc Thế Giới Di Động) hiện vẫn chưa chiếm lĩnh được thị trường miền Bắc, nhất là khu vực trung tâm thủ đô, còn đối tác lại có khoảng 40 cửa hàng phủ rộng khắp.

Theo Thế Giới Di Động, trong 9 tháng năm 2017, Trần Anh có doanh thu hơn 2.400 tỷ và đặt mục tiêu hơn 4.000 tỷ năm 2018. Theo tính toán, thị phần bán lẻ điện máy gộp chung của hai công ty sẽ vào khoảng trên 30% ở thời điểm sáp nhập. Việc sáp nhập giữa hai đơn vị giúp gia tăng sức mạnh cho cả hai bên, đặc biệt việc mua lại Trần Anh được ví như “hổ chắp thêm cánh” cho Thế Giới Di Động.

4. Thành Thành Công mua các công ty đường

R4Sau thành công mua nhiều công ty đường, cuối tháng 8/2017 Mía đường Thành Thành Công Tây Ninh (SBT) công ty con của Tập đoàn Thành Thành Công đã chính thức phát hành gần 304 triệu cổ phiếu để hoán đổi và sở hữu 100% cổ phần của Đường Biên Hòa (BHS).

Trước đó, hồi tháng 5, hai công ty mía đường thuộc hệ thống của Tập đoàn Thành Thành Công, Đường Biên Hòa và Mía đường Thành Thành Công Tây Ninh, đã chi 1.330 tỷ đồng mua Công ty TNHH Mía đường Hoàng Anh Gia Lai.

Cụ thể, BHS chi 798 tỷ đồng để mua lại 489 tỷ đồng vốn góp, tương đương 60% vốn điều lệ của Mía đường Hoàng Anh Gia Lai từ Công ty cổ phần Nông nghiệp Quốc tế Hoàng Anh Gia Lai (HNG).

Còn SBT chi 532 tỷ đồng để mua lại 325,89 tỷ đồng vốn góp, tương đương 39,987% vốn điều lệ.

Theo đó, SBT một bước trở thành đại gia mía đường với 30% thị phần trong nước, đồng thời sở hữu vùng nguyên liệu lên đến 40.000 ha, chiếm 16% diện tích cả nước, sản lượng mía theo đó đạt 3.4 triệu tấn, chiếm 22%. Đáng chú ý, với việc nắm giữ 100% cổ phần của Đường Biên Hòa, Thành Thành Công trực tiếp và gián tiếp sở hữu một loạt doanh nghiệp mía đường lớn khác như Đường Biên Hòa – Ninh Hòa, Mía đường Phan Rang, Mía đường Tây Ninh (Tanisugar), Mía đường TTC Attapeu…

* Nguồn: VnExpress

Pin It
C. V. Ramanan

"Không thể có một cách làm đúng cho một hành động sai."

User Menu