Chuyển đổi số sản xuất đem lại không chỉ hiệu quả về việc cắt giảm chi phí, tối ưu hiệu suất và năng suất lao động mà còn mang tới những thay đổi về tư duy nhân sự lao động và tối đa hóa doanh thu thông qua các lợi thế cạnh tranh độc đáo.

Xu thế Chuyển đổi số nói chung hiện nay, đặc biệt trong lĩnh vực Sản xuất đã và đang trở thành chiến lược không thể thiếu của doanh nghiệp. Tuy nhiên, các nhà quản lý cũng như Lãnh đạo đều đang phải đối mặt với việc đưa ra quyết định chuyển đổi số sản xuất sao cho phù hợp trước viễn cảnh bùng nổ công nghệ số với số lượng gia tăng các lựa chọn tích hợp nhưng cũng đồng thời phải gắn kèm với các mục tiêu kinh doanh hợp lý với ngân sách.

The Manufacturer đã công bố báo cáo về nhận định Chuyển đổi số năm 2021, theo đó dưới tác động của đại dịch Covid-19, có đến 67% các nhà quản lý đã tăng tốc đẩy mạnh các dự án số, 92% trong số đó coi “Cải thiện hiệu quả hoạt động vận hành” là ưu tiên hàng đầu và thời gian là yếu tố chính cản trở việc áp dụng công nghệ trong chuyển đổi số sản xuất.

Xu hướng công nghệ trong chuyển đổi số sản xuất

Cùng với xu hướng Chuyển đổi số sản xuất đang diễn ra mạnh mẽ hiện nay, các doanh nghiệp sản xuất vẫn chủ yếu tập trung vào các nhiệm vụ chiến lược cốt lõi. Có thể kể đến như:

- Cải thiện hiệu quả hoạt động vận hành

- Khả năng phục hồi

- Hoạt động xác định tiết kiệm chi phí

- Tăng trưởng khách hàng và tính toàn vẹn chuỗi cung ứng

Cũng theo đó, các nhóm công nghệ hàng đầu đã giúp các nhà sản xuất đạt được mục tiêu doanh nghiệp bao gồm:

- An ninh mạng: chiếm 92%

- Phân tích dữ liệu nâng cao bao gồm phân tích dự đoán/mô tả: 90%

- Tự động hóa, người máy: 85%

- Dữ liệu IoT/IoT từ các thiết bị: 83%

- Trí tuệ nhân tạo và máy học: 77%

Trí tuệ nhân tạo và máy học

Trí tuệ nhân tạo đóng vai trò đặc biệt to lớn trong lĩnh vực sản xuất, đặc biệt yếu tố IoT công nghiệp (IIoT) kết hợp giúp thúc đẩy ngành này lên một bước tiến vượt bậc. Một trong những phân vùng phổ biến nhất của Trí tuệ nhân tạo là Máy học, bằng việc thu thập các bộ dữ liệu khổng lồ để phát hiện các xu hướng, sau đó sử dụng để xây dựng các mô hình dự đoán và tiên lượng tương lai.

Máy học cho phép các nhà máy dự báo những biến động về cung và cầu, phân tích dự báo tình trạng hệ thống thiết bị máy móc. Ngoài ra, trí tuệ nhân tạo còn được sử dụng để xây dựng Bản sao số (Digital Twins), là một bản sao ảo của một hệ thống sản xuất, với ứng dụng phổ biến nhất là chẩn đoán và đánh giá theo thời gian thực về quy trình sản xuất, dự đoán và hình dung hiệu suất sản phẩm.

Dữ liệu IoT

Mặc dù IoT không còn là một khái niệm xa lạ trong đặc thù lĩnh vực sản xuất, mà phổ biến rộng rãi và đứng đầu trong các xu hướng phát triển nhằm hỗ trợ quá trình chuyển đổi số sản xuất nhờ khả năng thích ứng và đổi mới không ngừng.

Một nghiên cứu MPI Group, 31% quy trình sản xuất hiện nay đã được kết hợp các thiết bị thông minh và trí thông minh nhúng. Ngoài ra 34% nhà sản xuất có kế hoạch có kế hoạch kết hợp công nghệ IoT vào các quy trình sản xuất của doanh nghiệp, trong khi 32% nhà sản xuất có kế hoạch nhúng công nghệ IoT vào các sản phẩm của mình.

Có lẽ biến động của đại dịch Covid-19 đã khiến cho tầm quan trọng và mức độ phổ biến của IoT ngày càng tăng lên, nhờ vào khả năng cung cấp các dữ liệu từ các hệ thống cảm biến giúp tăng cường khả năng giám sát từ xa và bảo trì dự đoán. Các thiết bị hỗ trợ IoT giúp các nhà sản xuất có thể theo dõi hiệu suất an toàn của thiết bị ở khoảng cách xa và đưa ra các dự báo sự cố tiềm ẩn, cũng như cho phép các kỹ thuật viên hiểu rõ toàn bộ vấn đề và đưa ra các giải pháp xử lý phù hợp.

Tự động hóa

Ứng dụng Tự động hóa quy trình bằng robot (RPA) đang ngày càng mạnh mẽ, đặc biệt trong ngành công nghiệp sản xuất. Với mục đích hàng đầu của các nhà lãnh đạo nhằm cắt giảm chi phí, tối ưu hóa hoạt động, cải thiện trải nghiệm khách hàng, giảm thiểu lỗi và dễ dàng quản lý kiểm soát hơn.

Dự kiến về chi phí cho các phần mềm RPA sẽ đạt 2,9 tỷ USD vào năm 2021, trong đố RPA là yếu tố tiền đề để xác định tính khả thi của các chương trình chuyển đổi số trong nhà máy. Hoạt động triển khai RPA được xuất phát từ nhu cầu tự động hóa các tác vụ vận hành thủ công, lặp đi lặp lại và mang lại những giá trị to lớn, góp phần thúc đẩy công cuộc chuyển đổi số của doanh nghiệp sản xuất trở nên triệt để.

Phân tích dữ liệu nâng cao gồm cả phân tích dự đoán/mô tả

Sự ra đời của các công nghệ như IoT, việc thu thập dữ liệu ngày một trở nên thuận tiện và phổ biến. Theo khảo sát của ITIC, 81% tổ chức cho rằng một giờ ngừng hoạt động có thể tiêu tốn 100.000 USD, 33% doanh nghiệp cho biết một giờ ngừng hoạt động sản xuất có thể gây tổn hại tới 1 triệu USD.

Do đó, việc tận dụng dữ liệu để xác định các vấn đề và đưa ra dự báo về tình trạng và lên kế hoạch bảo trì các thiết bị có thể khiến chuỗi vận hành được hoạt động trơn tru, không gặp trở ngại, giúp tiết kiệm được nguồn ngân sách khổng lồ.

Việc đưa ra phân tích dữ liệu nâng cao và dự báo còn giúp cho việc tối ưu trong quản lý sự phụ thuộc giữa các bộ phận, giúp cho việc điều phối nhân công diễn ra dễ dàng và chính xác hơn.

An ninh mạng

An ninh mạng là một tập hợp các nguyên tắc và phương tiện đảm bảo an toàn cho quá trình xử lý thông tin, phương pháp tiếp cận để quản lý bảo mật các công nghệ khác được sử dụng để chủ động chống lại việc thực hiện các mối đe dọa mạng.

Ngày nay khi các nhà sản xuất chú trọng hơn tới việc củng cố và cải thiện hệ thống an ninh mạng với những cập nhật tiên tiến thì càng nhiều các doanh nghiệp sản xuất tận dụng công nghệ điện toán biên để tăng cường tính linh hoạt, tự động hóa và khả năng thích ứng trong thời gian thực cao hơn trong các nhà máy và quy trình của mình.

Trong khí đó, trong bối cảnh cuộc tấn công mạng tăng 200% đối với lĩnh vực sản xuất (theo Báo cáo Tình báo về mối đe dọa toàn cầu 2021 – GTIR), dự kiến sẽ có sự đầu tư liên tục vào việc lập kế hoạch bảo mật và các biện pháp nâng cao bảo mật dữ liệu.

Lợi ích của chuyển đổi số trong lĩnh vực sản xuất

Chuyển đổi số sản xuất đang diễn ra với tốc độ ngày càng nhanh và mạnh mẽ. Việc ứng dụng và kết hợp các công nghệ tiên tiến mang lại các lợi ích rõ rệt cho các doanh nghiệp trên nhiều phương diện khác nhau.

Tăng cường hiệu quả sản xuất và năng suất lao động

Đầu tư vào chiến lược chuyển đổi số với lộ trình đúng đắn và hợp lý giúp doanh nghiệp cải thiện đáng kể hiệu quả công việc và năng suất:

Hợp lý hóa quy trình

- Cải thiện khả năng ra quyết định

- Giảm thiểu thời gian chết và thời gian sửa chữa khắc phục lỗi

- Đơn giản hóa việc giám sát hiệu suất

- Xác định điểm nghẽn trong hệ thống và khắc phục kịp thời

Đổi mới quy trình quản lý và vận hành

Các doanh nghiệp sản xuất đầu tư vào chuyển đổi số và các công nghệ tiên tiến hiện nay không chỉ mang lại cải thiện về vận hành, mà còn về yếu tố con người. Trong đó việc cập nhật liên tục những kiến thức và công nghệ mới giúp cho việc thúc đẩy sáng tạo và thay đổi linh hoạt, kích hoạt các hệ thống nhân sự trì trệ và mang đến môi trường hoạt động theo hướng hiện đại hóa. Ngoài ra, việc ứng dụng công nghệ cũng giúp tăng cường việc liên kết và kết nối, chia sẻ thông tin để hình thành và tạo ra các ý tưởng đột phá.

Khả năng linh hoạt trong sản xuất

Cùng với việc số hóa hoạt động sản xuất, doanh nghiệp cung cấp tới khách hàng các tùy chọn tùy biến hấp dẫn khác nhau. Điều này giúp cho việc sản xuất hoạt động được diễn ra trên một quy mô lớn nhưng vẫn duy trì hiệu quả cao, tạo ra các giá trị lợi thế trong quá trình cạnh tranh với các đối thủ cùng ngành.

Tiết giảm chi phí vận hành

Chuyển đổi số trong sản xuất giúp các nhà quản lý có được dữ liệu một cách toàn diện và nắm được vấn đề nhanh chóng, kịp thời. Những thông tin doanh nghiệp ghi nhận được từ dữ liệu chuyển đổi số có thể mang lại hiệu quả tối ưu trong việc đưa ra quyết định sáng suốt và đối phó với những bất thường của cung và cầu cùng với việc lập kế hoạch bảo trì sản xuất phù hợp. Điều này khiến doanh nghiệp giảm thiểu rủi ro và những khoản ngân sách không cần thiết cho tồn kho và nguyên vật liệu, cũng như tối ưu chi phí nhân công và vận hành hệ thống.

Cải thiện an toàn lao động trong sản xuất

Hệ thống cảm biến được lắp đặt khắp mọi nơi trong nhà máy sẽ giúp người lao động nhận được những cảnh báo về nguy cơ tiềm ẩn trong môi trường làm việc của mình. Ngoài ra, việc ứng dụng và sử dụng robot tại các khu vực làm việc nguy hiểm cũng là một trong những phương thức giúp giảm thiểu rủi ro cho người lao động.

Kết luận

Chuyển đổi số sản xuất đem lại không chỉ hiệu quả về việc cắt giảm chi phí, tối ưu hiệu suất và năng suất lao động mà còn mang tới những thay đổi về tư duy nhân sự lao động và tối đa hóa doanh thu thông qua các lợi thế cạnh tranh độc đáo.

Với những lợi ích toàn diện đó, chuyển đổi số ngày càng thể hiện được sự hiện diện vững chắc của mình tại hầu hết các lĩnh vực, đặc biệt không thể thiếu trong các doanh nghiệp ngành sản xuất hiện nay.

Nguồn: speedmaint.com

Nguyên tắc vàng:

"Bạn phải từ bỏ một thứ để có được một thứ khác"

User Menu