Theo báo cáo Vietnam Report, ngành thực phẩm và đồ uống (F&B) là một trong những ngành kinh tế quan trọng và đang phát triển tích cực tại Việt Nam, dự báo tăng trưởng đạt 5-6% giai đoạn 2020-2025. Nhưng đại dịch COVID-19 đã cho thấy ngành F&B giống một “gã khổng lồ” với hệ miễn dịch yếu kém cần phải cải thiện để phát triển bền vững.

Tác động của dịch COVID-19 lên các doanh nghiệp F&B

Theo kết quả khảo sát tháng 8/2020 của Vietnam Report, 50% doanh nghiệp F&B cho biết hoạt động sản xuất nói chung bị tác động ở mức độ nghiêm trọng, trong đó, nhóm đồ uống có cồn bị ảnh hưởng nặng nề hơn do có thêm tác động của Nghị định 100.

U10Nguồn: Vietnam Report, Khảo sát doanh nghiệp ngành Thực phẩm – Đồ uống, tháng 8/2020

Thêm vào đó, sự lệ thuộc quá lớn vào các kênh truyền thống và Horeca khiến 85% doanh nghiệp gặp khó khăn liên quan đến khâu phân phối. Dù nhu cầu thực phẩm thiết yếu tăng cao nhưng lượng hàng lưu kho không đủ đáp ứng, trong khi đó các nhà hàng đóng cửa khiến mức tiêu thụ đồ uống giảm xuống. Từ đó dẫn đến một số doanh nghiệp thực phẩm phải tăng công suất hoạt động lên 30%, trong khi nhóm doanh nghiệp đồ uống chỉ hoạt động dưới 80% công suất so với trước đại dịch.

Đánh giá cách các doanh nghiệp F&B đối diện với những khó khăn

Theo khảo sát của Vietnam Report, 68,4% doanh nghiệp đẩy mạnh công cuộc chuyển đổi số thông qua ứng dụng quy trình công nghệ hiện đại trong hoạt động sản xuất và quản lý. Mọi hoạt động xuất, nhập kho, giao nhận, bán hàng, phân phối đều có thể điều khiển và giám sát từ xa thông qua các phần mềm, ứng dụng và hệ thống camera.

U11

Nguồn: Vietnam Report, Khảo sát doanh nghiệp ngành Thực phẩm – Đồ uống, tháng 8/2020

Thêm vào đó, 63,2% doanh nghiệp đẩy nhanh đổi mới sáng tạo từ hệ thống phân phối (như điều chỉnh tỷ trọng giữa kênh truyền thống và kênh hiện đại, phát triển các ứng dụng tăng cường trải nghiệm khách hàng khi mua sắm), thiết kế bao bì đến phát triển các dòng sản phẩm tăng cường sức đề kháng và hệ miễn dịch… Và quan trọng nhất là 57,9% doanh nghiệp có sự thay đổi sâu sắc trong chiến lược của ban lãnh đạo.

Chiến lược tăng cường “hệ miễn dịch” cho ngành F&B

Học hỏi từ những khó khăn và cách ứng phó trong giai đoạn vừa qua, các doanh nghiệp F&B đã đúc kết được 5 chiến lược chuẩn bị cho giai đoạn bình thường mới, bao gồm: (1) Tăng trưởng doanh thu; (2) Ưu tiên phát triển thị trường hiện tại; (3) Đẩy mạnh nghiên cứu, phát triển sản phẩm; (4) Đa dạng hoá nguồn cung ứng, ưu tiên nguồn cung trong nước; và (5) Mở rộng, phát triển các kênh phân phối online trên nền tảng thương mại điện tử.

U12

Nguồn: Vietnam Report, Khảo sát doanh nghiệp ngành Thực phẩm – Đồ uống, tháng 8/2020

* Nguồn: Vietnam Report

Pin It
Nguyên tắc tấn công số 3:

"Mặt trận tấn công nên càng nhỏ càng tốt"

User Menu