Theo ước tính của WINA, nhu cầu tiêu thụ mì ăn liền của thế giới năm 2020 tăng 14,79% so với năm 2019. Còn ở Việt Nam mức tăng này đạt 29%, cao gấp 9 lần so với mức tăng trưởng nhu cầu bình quân giai đoạn 2015-2019.

Đại dịch chưa qua, nhà sản xuất đồng loạt tăng giá hàng loạt các mặt hàng thực phẩm do chịu sức ép từ giá xăng dầu và nguyên liệu đầu vào tăng phi mã. Thống kê cho thấy giá mỳ tôm đã tăng 25% so với cùng kỳ năm trước trong khi các mặt hàng khác như dầu ăn tăng 23%, đường tăng 67%, nước mắm tăng 28%, xăng dầu tăng 48%...

Không chỉ gạo, đường, nước mắm, dầu ăn, các hãng sản xuất mì ăn liền cũng đồng loạt công bố tăng giá sản phẩm. Trao đổi với báo giới, ông Kajiwara Junichi – Tổng Giám đốc Công ty cổ phần Acecook Việt Nam – cho biết doanh nghiệp đã phải tiến hành tăng giá toàn bộ sản phẩm, áp dụng từ ngày 1/3 với tỷ lệ tăng giá khác nhau tuỳ theo sản phẩm do giá các nguyên vật liệu đầu vào và chi phí vận chuyển tăng cao đến mức doanh nghiệp dù rất cố gắng cũng không thể bù lại được.

Mặc dù mì ăn liền được xem là mặt hàng thứ cấp nhưng lại được ưa chuộng ở thị trường Việt Nam. Theo Hiệp hội mì ăn liền thế giới (WINA) năm 2020, người Việt Nam tiêu thụ 7.030 triệu gói mì ăn liền, chỉ xếp sau Trung Quốc và Indonesia. Đại dịch COVID-19 thúc đẩy nhu cầu tích trữ và tiêu thụ mì ăn liền. Theo ước tính của WINA, nhu cầu tiêu thụ mì ăn liền của thế giới năm 2020 tăng 14,79% so với năm 2019. Còn ở Việt Nam mức tăng này đạt 29%, cao gấp 9 lần so với mức tăng trưởng nhu cầu bình quân giai đoạn 2015-2019.

Nhu cầu tiêu thụ mì ăn liền trên thế giới
Nguồn: WINA

Hiện nay thị trường mì ăn liền Việt Nam có sự tham gia của 50 doanh nghiệp trong và ngoài nước, tuy nhiên thị trường chủ yếu nằm trong tay của ba ông lớn là Acecook, Masan Consumer và Asia Food.

Gia nhập thị trường Việt Nam từ năm 1995, Acecook với mì Hảo Hảo đã trở thành thương hiệu quốc dân tập trung phân khúc trung cấp, vào thời kỳ đỉnh cao Acecook đã chiếm lĩnh gần 50% thị phần. Tuy nhiên, trong những năm gần đây, thị phần của Acecook chỉ còn 35%. Sản phẩm mỳ Hảo Hảo của Acecook đã đạt kỷ lục Việt Nam với 30 tỷ gói được tiêu thụ trong 21 năm, từ 2000 đến 2021.

Năm 2020, doanh thu mì ăn liền của ông lớn này đạt 11.531 tỉ đồng, tăng 8,29% so với năm 2019, chiếm 32% tổng doanh thu toàn thị trường. Trong khi đó doanh thu mì ăn liền của Acecook trong các năm 2019 và 2018 lần lượt chiếm 35% và 36,6% tổng doanh thu toàn thị trường. Tỷ suất lợi nhuận gộp năm 2020 là 33,6%, Acecook có mức tỷ suất lợi nhuận gộp khá cao so với các doanh nghiệp cùng ngành.

Năm 2021, Acecook Việt Nam bị cảnh báo tại thị trường Châu Âu về chất bảo quản trong sản phẩm khiến cho ông lớn này lao đao. Người tiêu dùng và nhiều nhà bán lẻ nghi ngại về sản phẩm của Acecook mặc dù ông lớn này đã phối hợp cùng Bộ Công thương để kiểm tra chất lượng sản phẩm tại thị trường Việt Nam.

Đứng thứ hai trong ngành là Masan. Hai năm gần đây, tốc độ tăng trưởng doanh thu ngành hàng mì ăn liền của Masan luôn đứng đầu thị trường, trung bình đạt 33,19%/năm, gấp 9 lần so với toàn thị trường mì Việt Nam. Masan sở hữu chuỗi bán lẻ Winmart, Winmart+ tích hợp với Masan Consumer dẫn dắt thị trường mì ăn liền với hai nhãn hàng nổi tiếng là Omachi và Kokomi. Ở chuỗi bán lẻ của Masan, các sản phẩm của ông lớn này được ưu tiên đặt ở các vị trí đẹp, dễ tiếp cận khách hàng. Trong khi, người tiêu dùng khó có thể tìm được một số sản phẩm mì ăn liền của đối thủ cạnh tranh trên các kệ hàng của Winmart.

Từ năm 2020, đại dịch COVID-19 thúc đẩy nhu cầu tiêu dùng mì gói của người dân Việt Nam khiến doanh thu của Masan tăng mạnh. Năm 2021, doanh thu mảng mì gói của Masan Consumer đạt 8.800 tỉ đồng, tăng 27,8% so với năm 2020, tăng 43,71% so với trước đại dịch. Masan tập trung vào chiến lược cao cấp hoá ngành hàng qua các dòng sản phẩm ăn liền của thương hiệu Omachi, liên tục phát triển các sản phẩm mới góp phần cải thiện rõ rệt tỷ suất lợi nhuận gộp của Masan trong nhiều năm qua. Trong 4 nhà sản xuất hàng đầu, chỉ số này của Masan vượt trội đạt gần 39%, Uniben đạt 35%, Acecook 31% và thấp nhất là Asia Foods chỉ khoảng 24%.

Doanh thu ngành mì ăn liền của Masan

Mặc dù Asia Food không mạnh tay quảng cáo như Acecook hay Masan nhưng ông lớn này cũng không hề kém cạnh. Công ty tập trung vào thị trường nông thôn, nơi chiếm đến 65% dân số của Việt Nam và có sức tiêu thụ mì ăn liền lớn. Asia Food với mì gấu đỏ len lỏi chinh phục thị trường, giai đoạn 2016-2019, doanh thu của Asia Food luôn vượt qua Masan. Tuy nhiên, sau khi đại dịch diễn ra, Masan đã bứt tốc và bỏ lại Asia Food, cho đến hiện tại, cuộc đua của 2 ông lớn vẫn rất sát sao.

Asia Food sở hữu nhà máy sản xuất tại 3 miền đất nước. Giai đoạn 2016-2019, tốc độ tăng trưởng doanh thu của hãng này ghi nhận sự sụt giảm, giảm mạnh từ mức 24% vào năm 2017 xuống 4% năm 2019. Năm 2020, Asia Food đã trở lại đà tăng trưởng, doanh thu của hãng đạt 5.744 tỉ đồng, tăng 9% so với năm 2019 nhờ nhu cầu tăng cao bởi tác động của đại dịch.

Không chỉ ở Việt Nam, Asia Food còn đẩy mạnh xuất khẩu, công ty này cho biết hiện đang chiếm lĩnh hơn 50% thị phần mì ăn liền tại Campuchia với thương hiệu Red Bear. Tuy nhiên khác với Việt Nam, dung lượng thị trường mì ăn liền của Campuchia không quá lớn.

Theo nhận định của KantarWorldPanel, thị trường mì ăn liền giờ đây không chỉ “ăn liền”, người tiêu dùng còn chú trọng hương vị, chất lượng của sản phẩm. Cạnh tranh của “miếng bánh” này càng gay gắt khi xuất hiện hàng loạt sản phẩm mì nhập khẩu đến từ Hàn Quốc và Nhật Bản.

Nguồn CafeF

Pin It
C. V. Ramannan

"Nếu một cơ hội đến với bạn thì hãy chớp lấy ... đừng nghĩ rằng rồi nó sẽ lại đến."

User Menu