Câu hỏi này được Chủ tịch Hiệp hội Siêu thị Hà Nội Vũ Vinh Phú đặt ra khi nhớ lại bài học về những thương hiệu Việt nay chỉ còn “vang bóng một thời” khi “bán mình” cho các tập đoàn bán lẻ ngoại. Thực tế này được ông Vũ Vinh Phú – Chủ tịch Hiệp hội Siêu thị đưa ra khi đề cập tới những tác động của hiệp định thương mại tự do thế hệ mới trong ngành bán lẻ.

Đánh giá về thị trường bán lẻ và tác động của các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới với ngành bán lẻ nội địa, ông Trần Bá Cường - Trưởng phòng WTO - Vụ chính sách đa biên (Bộ Công Thương) cho rằng, “sóng” đầu tư của các đại gia bán lẻ nước ngoài sẽ ngày càng dữ dội hơn.

aeon

Cuộc đổ bộ ồ ạt của các tập đoàn bán lẻ Thái Lan và nhắm tới các doanh nghiệp bán lẻ có quy mô, thị phần lớn trong nước thời gian qua là một ví dụ điển hình. Không chỉ các đại gia bán lẻ “hàng xóm”, một loạt tên tuổi lớn đến từ Nhật Bản, Hàn Quốc... cũng đã bắt đầu tìm cách chiếm lĩnh thị phần bán lẻ Việt Nam bằng cách liên doanh, liên kết, mua cổ phần của các doanh nghiệp nội.

Theo ông Cường, thị trường bán lẻ nội địa rất tiềm năng, nhất là khi các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới “đổ bộ” thì thị trường này sẽ là “đất sống” của rất nhiều tập đoàn bán lẻ ngoại. Họ sẽ tận dụng lợi thế về chính sách miễn thuế thông qua siêu thị có liên doanh với các nhà bán lẻ nội địa để cung cấp hàng hóa vào Việt Nam...

Sẽ có làn gió đầu tư mới vào lĩnh vực bán lẻ khi các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới có hiệu lực, nhưng mặt trái của nó lại khiến ông Vũ Vinh Phú – Chủ tịch Hiệp hội Siêu thị Hà Nội lo lắng và dẫn câu chuyện gia nhập thị trường ấn tượng của đại gia bán lẻ đến từ Nhật Bản – Tập đoàn Aeon.

Để chiếm lĩnh thị phần, Aeon đã nhanh chóng mua lại cổ phần của một số thương hiệu siêu thị Việt. Những cái tên như Fivimart, Citimart .... lần lượt vào “tầm ngắm” của đại gia này, và cho tới giờ Aeon đã nắm trong tay 49% cổ phần tại CitiMart, 30% cổ phần tại Fivimart. Nhận xét về sự xâm lấn này, ông Vũ Vinh Phú cho rằng, khi cánh cửa hội nhập mở toang thì cũng chính là lúc các doanh nghiệp bán lẻ nội địa phải tái cơ cấu mình nếu muốn trụ lại.

“Tái cơ cấu không đồng nghĩa với việc tự đánh mất mình, bị nuốt trọn và mất đi thương hiệu Việt...”- ông Phú bỏ lửng câu nói và nhắc lại những thương hiệu Việt nay chỉ còn “vang bóng một thời” như Dạ Lan, Phong Lan... sau cuộc đổ bộ của các tập đoàn bán lẻ đa quốc gia vào Việt Nam.

Chia sẻ với lo lắng của vị Chủ tịch Hiệp hội Siêu thị Hà Nội, ông Trần Bá Cường cũng nhấn mạnh, “dưới hình thức liên doanh, mua cổ phần, có thể lúc đầu họ chỉ mua 10%, 20% hoặc 30%... nhưng dần dần nếu doanh nghiệp chúng ta không đổi mới, học hỏi kinh nghiệm từ họ để đạt chuẩn quản trị mới thì việc bị thâu tóm hoàn toàn có thể xảy ra” – ông Cường nhấn mạnh.

“Điều này đặt nặng lên vai nhà bán lẻ trong nước, sẽ phải phát triển như thế nào và cạnh tranh liên doanh liên kết như thế nào, tái cơ cấu và hoạt động như thế nào để cạnh tranh trong bối cảnh hội nhập mới” – ông tiếp lời.

Đồng tình, ông Vũ Vinh Phú cho rằng, nguy cơ thâu tóm là thách thức lớn nhất đặt ra với doanh nghiệp bán lẻ trong nước nếu như bản thân doanh nghiệp và chính sách không có sự thay đổi.

Theo Nguyễn Hoài

Infonet

Pin It
Ngạn ngữ Anh

"Chớ có nói trừ khi bạn có thể cải thiện được sự im lặng."

User Menu