Chúng ta đã tìm hiểu 4 trong số 8 chiến lược để tìm ra sản phẩm trong kinh doanh online của phần 1 bài viết. Những chiến lược này rất hữu ích nếu bạn vẫn đang loay hoay không biết lựa chọn mặt hàng nào để bắt đầu khởi nghiệp. Với phần 2 này hãy cùng chúng tôi tìm hiểu tiếp 4 chiến lược khác.

>> Chiến lược tìm ra sản phẩm trong KD online (P1)

5. Theo đuổi đam mê

Một số người cho rằng việc phát triển sản phẩm chỉ dựa vào đam mê riêng cá nhân có thể sẽ tạo ra những “thảm hoạ”, nhưng thực tế không phải lúc nào cũng vậy, thậm chí một vài ví dụ sẽ cho bạn thấy theo đuổi đam mê cũng tạo ra được lợi nhuận khủng. Quá trình xây dựng một doanh nghiệp thương mại điện tử chắc chắn sẽ gặp phải rất nhiều khó khăn, nhưng một khi bạn làm nó vì đam mê thì sẽ luôn có động lực để vượt qua tất cả. Đối với một số người, đam mê của họ là xây dựng thành công một doanh nghiệp, thế nhưng như vậy vẫn chưa đủ, họ cần phải đam mê lĩnh vực mà mình đang tham gia và sản phẩm mà mình đang bán mới có hi vọng phát triển nhanh chóng được. Duy trì động lực là chia khoá để xây dựng và duy trì doanh nghiệp qua những giai đoạn khó khăn.

Ví dụ: Eric Bandholz xây dựng BeardBrand như một blog thảo luận về chiến lược kinh doanh và bán hàng. Dần dần, niềm đam mê về râu len lỏi vào những bài viết trên blog của ông, điều bất ngờ là chúng nhận được sự ủng hộ nhiệt tình của người đọc. Sau đó, Eric đã bắt đầu phát triển kinh doanh online các dụng cụ dùng để làm đẹp cho râu của đàn ông và đạt được thành công nhanh chóng.

chiến lơợc kinh doanh
6. Phát hiện những khoảng trống cơ hội

Phát hiện những khoảng trống cơ hội là việc bạn tìm kiếm một sản phẩm cụ thể dựa vào những gì mà thị trường mà bạn hướng đến đang thiếu hụt, không có hoặc có những chưa đủ để đáp ứng nhu cầu của khách hàng. Hãy tự hỏi xem, nếu là bạn thì bạn làm khác đối thủ ở chỗ nào, có cải tiến gì hay không. Một khoảng trống cơ hội có thể tồn tại trong các hình thức một tính năng sản phẩm nào đó, phương thức phân phối hay cách tiếp thị.

Ví dụ: Chaim Pikarski là một ví dụ hoàn hảo về việc tận dụng những khoảng trống cơ hội. Chaim bắt đầu bằng cách lọc và xem xét các quảng cáo của Amazon, ông tìm hiểu rất kĩ phần bình luận của khách hàng để tìm ra những điều mà hãng này chưa làm được. Với các thông tin thu thập được, ông đã bắt tay với các nhà sản xuất Trung Quốc để tạo ra các sản phẩm tốt hơn. Hình dưới đây là chiếc loa Bluetooth được thực hiện theo cách đó.

chiến lơợc kinh doanh

7. Dựa vào kinh nghiệm của bạn

Nếu trước kia bạn đã từng làm trong một ngành nào đó và hiểu rõ những đặc thù của ngành, vậy thì hãy tận dụng các kỹ năng mà mình học hỏi được hay những kinh nghiệm từng trải qua để phát triển một sản phẩm mới. Sử dụng chuyên môn của mình vào kinh doanh online là một cách rất tốt để gia nhập thị trường, các sản phẩm của bạn sẽ có những chức năng đáp ứng đúng nhu cầu khách hàng.

Một ví dụ điển hình là Jonathan Snook, chuyên gia thiết kế và phát triển website. Ông đã sử dụng kiến thức và những kinh nghiệm mình tích luỹ được trong công việc cũ để viết một cuốn sách giúp người đọc tự phát triển website và CSSS gọi là SMACSS, Scalable Modular & Achitecture for CSS.

chiến lơợc kinh doanh

8. Tận dụng xu hướng sớm nhất có thể

Trong kinh doanh, việc đón đầu xu hướng là cực kì quan trọng. Xu hướng thể hiện nhu cầu của khách hàng tại một thời điểm nào đó, nếu bạn có thể đáp ứng ngay lập tức thì đã đi trước đối thủ một bước, khả năng chiến thắng trong cạnh tranh cũng cao hơn. Có rất nhiều cách để đoán biết xu hướng, hoặc là dựa vào các khảo sát, dựa vào nhu cầu về sản phẩm hiện tại hoặc quy luật vào những thời điểm trước. Từ những xu hướng này bạn sẽ biết được mình cần tạo ra sản phẩm như thế nào là phù hợp nhất, đáp ứng đúng thị hiếu của khách hàng.

Kinh doanh online có mức độ cạnh tranh rất lớn, muốn thành công bạn phải tạo ra những sản phẩm độc đáo, đáp ứng được nhu cầu luôn thay đổi của khách hàng.

Theo Shopify.com/blog.sapo.vn

Không ghi tác giả

Pin It
Ẩn danh

"Nếu bạn chỉ luôn luôn làm những gì bạn vẫn thường làm, bạn sẽ luôn luôn nhận được những kết quả mà bạn đã luôn nhận được... nếu bạn MAY MẮN."

User Menu