Hầu hết doanh nhân cần người đồng hành cùng chia sẻ gánh nặng một cách hiệu quả. Nhưng rồi sau nhiều tuần, nhiều tháng cộng tác, bạn quay đầu nhìn lại thì thấy đối tác đang ngồi trên cỗ xe chỉ có một mình bạn hì hục kéo. Đối tác vô trách nhiệm hay đang cần nghỉ ngơi chút ít?

 

doitác

Tình huống như vậy xảy ra thường xuyên: bên này nghĩ bên kia không đóng góp gì; nhưng bên kia không thấy thế. Cách xử lý tình huống sẽ dẫn dắt quan hệ đối tác kinh doanh... Theo lời doanh nhân kiêm nhà huấn luyện kinh doanh Craig Jennings thì: "Điều đáng sợ nhất là quan hệ đối tác không hiệu quả, khiến việc kinh doanh ngừng và tất cả mọi người không làm việc chỉ để cãi vã".

Có 5 dấu hiệu rõ ràng của mối quan hệ hợp tác kinh doanh đang ở bên bờ vực thẳm. Nếu những vấn đề này không được giải quyết, có thể bạn sẽ muốn tìm một đối tác kinh doanh mới hoặc thậm chí một cỗ xe mới.
1. Không thẳng thắn đối thoại khi xảy ra vấn đề

Đối thoại là hòn đá nền tảng của bất cứ cuộc hôn nhân hạnh phúc nào. Và cũng tương tự như vậy, mọi hoạt động kinh doanh đều có khó khăn, trắc trở cần được vượt qua bằng cách thẳng thắn đối thoại ngay từ giai đoạn đầu. Nên sớm giải quyết các trục trặc nhỏ nhất để bảo đảm thành công của sự hợp tác.

B.J. và Jennifer Kocen là cặp bài trùng hợp tác điều hành Viện bảo tàng nghệ thuật Glave Kocen Art Gallery. Bí quyết gắn kết lâu dài của họ là luôn quan tâm đến nhau và đặt thẳng thắn đối thoại làm ưu tiên hàng đầu. Chỉ cần một người hơi nhướng lông mày không vừa ý là người kia hỏi ngay: "Có chuyện gì không?".

"Điều kiện hợp tác kinh doanh thành công là chúng tôi xây dựng nền tảng quan hệ vững chắc để khi có mâu thuẫn thì không "ngâm" nó thành khủng hoảng mà thẳng thắn đương đầu để sớm tìm ra giải pháp", B.J. chia sẻ chi tiết hơn.

Trong một số tình huống thì người trong cuộc không thể tự tìm ra giải pháp. Những lúc như vậy, rất cần bên thứ ba, có thể là nhà tư vấn, lắng nghe và đưa ra lời khuyên khách quan... Ngay cả những cặp đôi hạnh phúc nhất cũng có lúc tìm đến bạn bè để chia sẻ khi mâu thuẫn phát sinh.
2. Không tin tưởng nhau khi đưa ra quyết định

Hai hoặc nhiều người gắn kết quan hệ hợp tác kinh doanh sẽ có khả năng đưa ra quyết định tốt hơn một nhà lãnh đạo độc nhất. Tuy nhiên, không có cách thức hoặc hệ thống đưa ra quyết định nào được khẳng định là hoàn hảo. Vấn đề là "Mỗi công ty phải quyết định cách thức mình đưa ra quyết định", để từng người trong liên minh đều tán thành quyết định cuối cùng, như lời Jennings.

Một số doanh nghiệp chọn cách cùng nhau bàn bạc trước khi đưa ra mọi quyết định. Nhưng theo doanh nhân kiêm nhà tư vấn doanh nghiệp, nhà môi giới doanh nghiệp đã tạo lập thành công trong kinh doanh và bán 11 doanh nghiệp mạo hiểm Ira Rashap thì họ thuộc tuýp doanh nhân "cứ thích nắm quyền kiểm soát tuyệt đối", dễ làm làm chậm và nhàm chán tiến trình hoạt động.

Ngược lại với cách đó, một số doanh nhân tin tưởng đối phương sẽ đưa ra quyết định đúng đắn cho doanh nghiệp. Cụ thể hơn, "Nếu tôi và anh là đối tác, và anh có khả năng xử lý một lĩnh vực nhất định, thì tôi có niềm tin rằng anh sẽ đưa ra quyết định đúng đắn dựa trên lợi ích tốt nhất cho doanh nghiệp của chúng ta... Trong quan hệ hợp tác, việc đưa ra quyết định cần được chia nhau ra, cho người có chuyên môn hơn trong phần việc đó", Rashap giải thích.

Jennifer và B.J cũng làm như vậy: "Chúng tôi cùng bàn bạc để đưa ra những quyết định trọng đại. Nhưng chúng tôi phân chia những phần việc và trách nhiệm khác nhau để tự đưa ra quyết định nhanh chóng khi cần".
3. Đối tác không cùng quan điểm kinh doanh

Ngay từ giai đoạn đầu của việc hợp tác kinh doanh , mọi người cần ngồi lại với nhau để chia sẻ tầm nhìn, hy vọng, kế hoạch tương lai của công ty. Nếu chưa thống nhất những chi tiết đó thì quan hệ các bên và sự tăng trưởng của doanh nghiệp sẽ phải trả giá đắt.

Jennifer Kocen cho biết: "Nên có một buổi thảo luận chân thành với đối tác kinh doanh về những gì các bạn cùng mong muốn. Đó là cách tốt nhất để dự đoán tương lai doanh nghiệp... Có khi bạn muốn cùng hợp tác 5 năm nhưng đối tác lại muốn 10 năm... Có nhiều vấn đề nhỏ mà các bạn cần chỉ ra để cùng bàn bạc, bởi vì điều bạn muốn không hẳn cũng là điều đối tác muốn".

B.J và Jennifer đã cùng bàn bạc cách thức gắn kết lâu dài với nhau. Cả hai thống nhất là không để bất cứ gì trong cuộc sống cá nhân ảnh hưởng đến công việc.

Jennings nhấn mạnh thêm: "Trong giai đoạn đầu ngây ngất hạnh phúc với quan hệ đối tác vừa thành lập, cả hai đều không muốn nghĩ đến mâu thuẫn, bất đồng, càng không quan tâm đến cách thức giải quyết chúng. Nhưng chỉ một năm sau thì họ sẽ thấm thía những điều tưởng chừng rất nhảm nhí và xa vời đó quan trọng đến nhường nào".

Nếu không vạch ra tiến trình hướng dẫn nhau cùng vượt qua các rào cản, thì mỗi bên sẽ dễ đi trệch nhau, cách xa về tư tưởng, phương hướng khắc phục khó khăn, kế hoạch kinh doanh trong tương lai. Nếu cứ tiếp tục như thế thì sớm hay muộn doanh nghiệp cũng sụp đổ.
4. Cái tôi quá lớn

Ở giai đoạn đầu của sự liên kết thành lập doanh nghiệp, mọi việc có vẻ rất lý tưởng. Tất cả cùng thống nhất chúng ta sẽ làm cái này, làm cái kia, thực hiện ý tưởng, mục tiêu, kế hoạch nọ... Nhưng càng đi với nhau thì bạn càng phải bảo đảm rằng từ "hợp tác" được các bên hiểu và thực hành đúng nghĩa của nó.

Vấn đề sẽ phát sinh khi một trong hai, hoặc cả hai, muốn nắm quyền kiểm soát trội hơn người kia. Và điều đó hoàn toàn không thể tồn tại, bởi vì trong quan hệ hợp tác, cả hai phải có quyền hạn tương tự, nếu không phải nói là công bằng.

Theo Jennifer, "Có nhiều người hỏi một trong hai chúng tôi ai là người nắm quyền cao nhất. Và chúng tôi đều trả lời rằng người nắm quyền cao nhất thay đổi tùy theo quyết định cần đưa ra thuộc lĩnh vực nào... Mỗi chúng tôi không bao giờ có ý nghĩ giành làm người quan trọng hơn. Khi hợp tác làm ăn thì cái tôi cá nhân cần được dẹp sang một bên".

Cái tôi cá nhân là sự xao lãng không cần thiết khi thành lập doanh nghiệp. Và trong quan hệ đối tác thì điều đó hoàn toàn không thể chấp nhận được.

"Mỗi người đều phải sẵn lòng từ bỏ cái tôi của mình. Các bạn phải cùng nhau trả lời những câu hỏi như: Để tên ai trước? Theo thứ tự chữ cái Alphabe? Còn về chức danh thì sao? Ai là CEO? Ai là Giám đốc? Trong quan hệ đối tác cùng lập nghiệp, chẳng ai muốn là Phó giám đốc. Thông thường, chúng ta mất 2 năm để cùng vượt qua những thử thách đó", Brooks cho biết.
5. Thiếu phân công vai trò rõ ràng

Có thể bạn làm tất cả mọi việc. Có thể bạn chẳng làm gì cả. Trong mối quan hệ hợp tác làm ăn, mỗi người đều phải cảm thấy sự công bằng, nên các chuyên gia gợi ý rằng bạn nên hợp tác với người có cùng khao khát và mục tiêu, nhưng bổ sung cho nhau về kỹ năng và vai trò.

Như Rashap thì là: "Tôi có chuyên môn riêng, bạn có chuyên môn riêng, và mỗi chúng ta đưa ra quyết định có liên quan đến chuyên môn của mình...

Ban đầu, chúng tôi hỗn loạn với những toan tính rằng sẽ gọi nhau là gì... Nhà đồng sáng lập, nhà đồng sử hữu... Nhưng sau 2 năm thì chúng tôi dần phân định rõ tài năng và sức mạnh của mình: tôi chuyên về bán hàng và marketing, còn Tonilee lo việc điều hành".

Xác định chức danh đã là khó khăn; còn nếu không phân định rõ vai trò thì càng khiến mỗi người dễ hiềm khích, ghen tức, có cảm nhận xấu về phía đối phương.

"Cũng có trường hợp người làm ít cảm thấy tồi tệ với chính bản thân mình. Thế nên, thay vì tìm cách để phát triển tập thể, người đó cứ chìm đắm trong suy nghĩ tội lỗi về những thiếu sót của bản thân... Chúng tôi thấy nhiều đối tác kinh doanh, cả đàn ông lẫn phụ nữ, không thể gắn kết quan hệ lâu dài chỉ vì bị phân tán bởi những suy nghĩ mông lung như vậy", Adamson kết lại.

Theo doanhnhansaigon

Pin It
Charles M. Schwab (1862-1939)

"Khi một người đặt ra giới hạn về những gì mà anh ta sẽ làm, anh ta đã đặt ra giới hạn về khả năng của mình."

User Menu