Chiến thắng không phải lúc nào cũng thuộc về kẻ mạnh. Giống như câu chuyện về chàng David nhỏ bé đã chiến thắng gã khổng lồ Goliath, các doanh nghiệp nhỏ hoàn toàn có thể đánh gục những "ông lớn" trong ngành bằng sự táo bạo và những ý tưởng đổi mới sáng tạo.

doanh nghiệp nhỏ

Xây dựng các ý tưởng đổi mới là hoạt động quan trọng đối với sự phát triển các công ty thuộc mọi quy mô. Nhưng lãnh đạo của nhiều công ty nhỏ tin rằng đổi mới chỉ dành cho các công ty lớn với đội ngũ các nhà khoa học và các bộ phận phát triển, nghiên cứu lớn. Niềm tin sai lầm này đã cản trở nhiều nhà lãnh đạo tìm ra và áp dụng hiệu quả những ý tưởng đổi mới trong tổ chức của họ. Kết quả là, các công ty nhỏ có thể không nhận ra được những cơ hội quý giá trong việc phát triển và gia tăng lợi nhuận.

Richard Branson đã từng nói rằng: "Các doanh nghiệp nhỏ lanh lẹ và táo bạo có thể dạy những công ty lớn hơn nhiều một hoặc hai điều về sự đổi mới có thể thay đổi toàn các ngành công nghiệp".

Dưới đây là 5 cách các công ty nhỏ có thể đổi mới tốt hơn các công ty lớn hơn nhiều và tạo được sự tăng trưởng đột phá.

1. Tốc độ thực hiện

Các doanh nghiệp nhỏ có thể định vị bản thân để đưa ra các quyết định nhanh chóng, từ đó cho phép họ dẫn đầu thị trường với các ý tưởng đổi mới. Thay vì dành hàng tháng hoặc hàng năm đánh giá các ý tưởng mới và chuyển nó qua nhiều phòng ban, doanh nghiệp nhỏ hơn có thể đưa ra những quyết định nhanh chóng liên quan tới việc theo đuổi một ý tưởng cụ thể nào đó. Khi một ý tưởng có giá trị được khám phá ra, nó có thể nhanh chóng được phát triển và ra mắt các khách hàng tiềm năng. Hành động nhanh chóng này có thể tạo khác biệt cho doanh nghiệp, khiến họ trở thành công ty cách tân và bỏ xa các đối thủ.

2. Tiếp cận nhanh chóng với các nguồn lực của doanh nghiệp

Khi một ý tưởng có giá trị được phát hiện, lãnh đạo doanh nghiệp có thể nhanh chóng phân bổ các nguồn lực để phát triển và tiếp thị ý tưởng. Nhiều phòng ban có thể tham gia cùng lúc để thực hiện ý tưởng và các nhân sự sẽ được bổ nhiệm lại cho dự án, và việc này có thể rút ngắn thời gian phát triển. Các công ty lớn hơn với nhiều dòng sản phẩm có thể phân phối các nguồn lực giữa các sản phẩm và dịch vụ của họ. Công ty nhỏ hơn có thể tạm thời tái phân phối các nguồn lực quan trọng cho sáng kiến đối với sự phát triển của công ty.

3. Môi trường làm việc

Các công ty nhỏ có thể phát triển một nền văn hóa khuyến khích mọi người tham gia vào quá trình đổi mới. Thay vì tập trung vào các hoạt động sáng tạo với một vài cá nhân hoặc nhóm, các lãnh đạo doanh nghiệp có thể đẩy mạnh việc suy nghĩ sáng tạo trong toàn tổ chức. Mỗi cá nhân có thể đem đến những trải nghiệm và quan điểm khác nhau có thể hỗ trợ cho việc phát hiện và phát triển các ý tưởng mới. Cách tiếp cận này có thể tăng tốc việc thực hiện, giúp công ty dẫn đầu thị trường.

4. Hỗ trợ việc đổi mới rộng rãi tại công ty

Để có được một đội ngũ những người tích cực tìm ra và phát triển các ý tưởng đổi mới, lãnh đạo của công ty phải hỗ trợ nhiệt tình các hoạt động đổi mới. Sự hỗ trợ này phải bắt đầu từ CEO và có sự tham gia của tất cả các giám đốc và quản lý. Khi các nhân viên đều nhất trí hỗ trợ các hoạt động sáng tạo, họ đã hiểu được tầm quan trọng của những hoạt động này và có động lực tham gia. Điều này giúp củng cố môi trường làm việc và thúc đẩy việc phát triển các ý tưởng mới.

5. Đánh giá sự đổi mới

Để tạo động lực hơn nữa cho mọi người dành thời gian tìm tòi các ý tưởng sáng tạo, các doanh nghiệp nhỏ có thể đưa việc đổi mới vào phần mô tả công việc và các tiêu chí đánh giá của công ty. Nhiều công ty không cân nhắc việc đổi mới khi đánh giá kết quả thực hiện của nhân viên. Nếu việc tăng lương và thưởng không gắn với các hoạt động sáng tạo, thì nó sẽ phát đi thông điệp rằng các ý tưởng mới đó không quan trọng. Thông điệp này sẽ khiến các nhân viên chỉ chú trọng các hoạt động được đề cập cụ thể trong phần việc của họ. Hãy bắt đầu đánh giá và chú trọng việc đổi mới để nhấn mạnh tầm quan trọng của việc suy nghĩ sáng tạo với mọi người trong công ty.

Bất kể quy mô doanh nghiệp thế nào, nếu các lãnh đạo bắt đầu phát hiện và áp dụng các ý tưởng đổi mới sẽ gây dựng được doanh nghiệp thịnh vượng.

(Dịch từ Entrepreneur)/Hoclamggiau.vn

Pin It
Franklin D. Roosevelt

"Định nghĩa của sự điên rồ: Lập đi lập lại một việc nhưng lại mong muốn có một kết quả khác đi."

User Menu