Chiến lược kinh doanh là một thuật ngữ được sử dụng khá nhiều trong đào tạo quản trị kinh doanh và được các công ty lớn trên thế giới áp dụng và sử dụng.

Tuy nhiên hiện tại các doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Việt Nam chưa thực sự tiếp cận để thực hiện Chiến lược kinh doanh trong thực tế doanh nghiệp của mình.

dn-str

Tại sao các doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Việt Nam chưa thực sự áp dụng chiến lược kinh doanh vào hoạt động kinh doanh hàng ngày của mình. Có thể kể ra một số nguyên nhân chủ yếu sau:

  • Đầu tiên là các doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Việt Nam chưa tư duy một cách dài hạn để phát triển doanh nghiệp của mình từ 5-20 năm thậm trí là hàng trăm năm. Tư duy phát triển ngắn hạn đã cản trở các chủ doanh nghiệp định hướng cho doanh nghiệp của mình có lộ trình phát triển dài hạn. Nếu không có kế hoạch phát triển dài hạn thì sẽ không định ra được chiến lược kinh doanh, do đó doanh nghiệp chỉ hoạt động theo lợi thế trước mắt như: đánh quả, làm ăn phi pháp...
  • Thứ hai: Các doanh nghiệp nhỏ tại Việt Nam chưa có tư duy toàn cầu chỉ tính làm ăn nhỏ, do vậy chưa thực sự tìm hiểu cách làm bài bản, được lập kế hoạch chi tiết thực hiện chiến lược kinh doanh.
  • Thứ ba: Chủ doanh nghiệp nhỏ và vừa đa số từ làm ăn kinh doanh cá thể sau đó chuyển đổi lên doanh nghiệp, kinh doanh theo hướng sử dụng người trong gia đình. Điều này cản trở sự phát triển bền vững và minh bạch của doanh nghiệp vì yếu tố con người quyết định đến chiến lược kinh doanh.
  • Thứ tư: Trình độ và tư duy về chiến lược của doanh nhân việt nam còn hạn chế do không chịu tư duy tìm hiểu, không có người hướng dẫn, tư vấn...do đó điếc không sợ súng dẫn đến trở tay không kịp so với các đối thủ làm ăn bài bản và chuyên nghiệp.
  • Thứ năm: Các doanh nghiệp nhỏ không có đủ nguồn lực để thực hiện chiến lược kinh doanh bài bản như: thiếu nguồn lực con người, nguồn lực về tài chính, nguồn lực về công nghệ...

Vậy làm thế nào các doanh nghiệp Việt Nam áp dụng được các chiến lược kinh doanh để cạnh tranh được mạnh mẽ hơn và phát triển bền vững? Trong giới hạn của bài viết này chúng tôi phât tích một số khía cạnh của chiến lược có thể áp dụng cho các doanh nghiệp nhỏ tại Việt Nam.

Trong lịch sử Việt Nam đặc biệt là trong Thời Trần, Trần Hưng Đạo đã 3 lần đánh thắng quân Nguyên Mông mạnh nhất Thế giới thời điểm đó. Đây chính là bài học có thể áp dụng trong chiến lược kinh doanh của các doanh nghiệp Việt Nam. Trần Hưng Đạo đã dạy chúng ta về bài học "Lấy yếu thắng manh, Lấy ít địch nhiều". Nếu như nguồn lực của bạn về mọi mặt yếu hơn đối thủ thì bạn không thể nào chơi với cùng một cách như đối thủ cạnh tranh được, bạn phải nghĩ ra và tạo ra cách chơi khác mà đối thủ cạnh tranh không thể có được.

Tại Việt Nam có rất nhiều các ví dụ các doanh nghiệp nhỏ đã sử dụng chiến lược "lấy yếu thắng mạnh, lấy ít địch nhiều" để tạo nên sự thành công cho doanh nghiệp của mình: Ví dụ điển hình như: Cà phê G7 của Trung Nguyên cạnh tranh với Nescafe; Xmen cạnh tranh với các hãng dầu gội đầu nổi tiếng; Đậu Lành Vinasoy với các công ty sữa và nước giải khát quốc tế....Khi cạnh tranh các thương hiệu như: G7, Xmen, Vinasoy nguồn lực về mọi mặc không bằng 1% đối thủ nhưng cuối cùng đều xây dựng được thương hiệu và thống lĩnh được thị trường mà họ tham gia cạnh tranh.

Vậy làm thế nào để áp dụng được chiến lược "lấy yếu thắng mạnh, lấy ít địch nhiều" đối với các doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Việt Nam? Giải pháp của vấn đề các bạn có thể tham khảo một số sách về chiến lược kinh doanh tại web Sachkinhte.com.vn.

Trong bài viết sau chúng tôi sẽ phân tích cụ thể các cách thức và giải pháp để thực hiện chiến lược kinh doanh áp dụng cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Việt nam.

Vũ Huy Thái

Theo marketingchienluoc.com

Pin It
Nguyên tắc tấn công số 3:

"Mặt trận tấn công nên càng nhỏ càng tốt"

User Menu