Điều Apple muốn là tăng lượng khách đặt chân tới các cửa hàng chứ không phải là chi phí chăm sóc khách hàng cao cấp.
Chiến lược thay đổi nhân sự cấp cao khôn ngoan của Apple trước tình trạng doanh số sụt giảm
Một sự chuyển đổi công việc thật bất ngờ: Angela Ahrendts, nữ giám đốc sáng tạo của hãng thời trang nổi tiếng Burberry đã nhận lời đề nghị trở thành Phó tổng giám đốc phụ trách bán lẻ của Apple. Điều đó có nghĩa là bà sẽ trở thành nữ chủ tịch được trả lương cao nhất năm vừa qua trong 100 công ty hàng đầu.
Đối với những người quan tâm đến công nghệ ở Mỹ, câu hỏi giờ đây đó là: "Angela Ahrendts là ai?" Với một số người hiểu biết về thời trang có thể nhầm tưởng rằng đó là vị giám đốc sáng tạo 42 tuổi của Burberry – Christopher Bailey, gương mặt nổi bật nhất của thương hiệu này. Những người khác còn phân vân tại sao Apple lại chọn bà phụ trách kênh phân phối bán bẻ, vị trí chưa từng có nhiều năm trước đây.
"Nhìn qua sự chuyển đổi vị trí này có vẻ kì lạ nhưng Ahrendts tạo một cảm giác như một vị giám đốc thực thụ của Apple", Carolina Milanesi, phó chủ tịch nghiên cứu tại công ty tư vấn Gartner chia sẻ. Giống như ở Burberry vào năm 2006, Ahrendts bước chân vào hội đồng quản trị Apple khi hãng này đang phải đối mặt với tình hình sản phẩm của họ bị bão hòa trên thị trường và họ cần tìm cách để khôi phục lại sự độc quyền trong sản phẩm trong khi vẫn tiếp tục phát triển bán hàng.
Chẳng có nghi ngờ gì trong 7 năm giữ chức vụ tại Burberry bà đã đạt được thành công vang dội. Doanh số bán hàng tăng gấp đôi và giá trị cổ phiếu đã tăng hơn gấp 3 lần trong thời gian đó. Giờ đây cổ phiếu đã sụt giảm 6% trước tin tức bà rời bỏ vị trí này, nhưng ngay cả vậy nó đang được giao dịch ở mức gần 24 USD một cổ phiếu, vượt xa so với tháng 7 hơn trước 7,5 USD một cổ phiếu khi Ahrendts đảm nhiệm chức vị CEO.
Thương hiệu kẻ sọc của Burberry có ở khắp mọi nơi vào giữa những năm 2000, bị giảm giá bởi sự liên kết của nó với những người nổi tiếng những nghệ sĩ đường phố một mục tiêu khá phổ biến của các nghệ sĩ nghỉ việc. Ahrendts đã khôi phục thành công Burberry cùng với giám đốc sáng tạo Christopher Bailey đưa hầu hết các sản phẩm kẻ sọc giúp công ty trở thành một thương hiệu thời trang quốc tế.
Kể từ đó, Burberry đã đạt được doanh thu gấp hai lần ở châu Á, Milanesi cho rằng: " Điều này thực sự cần thiết cho Apple". Trong khoảng thời gian gần đây, Trung quốc là thị trường có sức mua Iphone đứng thứ hai, sau Mỹ. Ở Trung Quốc cũng như Nhật Bản, Hàn Quốc và các nước châu Á thì sự thử nghiệm tại cửa hàng là hết sức quan trọng.
Apple muốn tăng lượng khách đặt chân tới các cửa hàng của mình chứ không phải là chi phí chăm sóc khách hàng cao cấp, Milanesi chia sẻ. Burberry đã đấu tranh thật thành công cho sự ổn định này, điều khiến khách hàng cảm thấy như đang ở trong một xưởng máy mà không phải trả tiền cho xưởng máy đó, bà nói: "Burberry là một thương hiệu đắt tiền, không phải là thương hiệu đồ xa xỉ và Apple cũng vậy".
Thời gian qua, khi sở hữu sản phẩm của Apple có nghĩa là bạn có tiền, có vị thế trong xã hội. Mới đây, CEO của Apple Tim Cook cũng tái khẳng định khi chia sẻ với trang Bloomberg Businessweek rằng ông vẫn nhắm tới những người tiêu dùng cao cấp chứ không phải phần còn lại của thị trường.
Câu hỏi đặt ra cho Apple và thách thức với Ahrendts sẽ là liệu có thể vừa tạo ra cảm giác khan hiếm đối với khách hàng vừa đạt được khát vọng nắm giữ đa số thị phần? Như Milanesi nói: "Không phải dành cho tất cả mà phải đủ cho tất cả mọi người thỏa mãn ".
Theo Phong Linh
Theo Trí Thức Trẻ/Entrepreneur.