852013-35352-PM a7100

Điểm nhấn đầu tiên trong chính sách này chính là việc làm giảm giá trị đồng yen trên thị trường tiền tệ thế giới.

Báo cáo doanh thu 2 quý đầu năm nay đưa ra con số bán hàng đã tăng 14% so với cùng kỳ năm ngoái, vượt xa con số 8% mà họ dự đoán và lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh tăng đến 88%.

Sự hồi sinh của Toyota còn được thể hiện qua giá cổ phiếu tăng 6%, điều này làm cho các đối thủ cạnh tranh của hãng xe này lo sốt vó. Hãng General Motors (GM) danh tiếng cũng phải chào thua khi số xe hơi và xe tải bán ra của họ mang lại doanh thu kém đến 3 lần so với Toyota.

Điểm nhấn Abenomics

Vậy đâu là nguyên nhân đứng đằng sau sự trở lại của Toyota, phải chăng những model xe mới của họ thực sự hút người mua?! Câu trả lời lại nằm ở chính sách kích thích mạnh mẽ kinh tế Keynesian do Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe đề xuất, mà nhiều người vẫn gọi tắt là Abenomics.

Điểm nhấn đầu tiên trong chính sách này chính là việc làm giảm giá trị đồng yen trên thị trường tiền tệ thế giới. Đồng yen hiện nay đang thấp hơn 25% so với sự chênh lệch của chính nó với đồng đôla Mỹ cùng thời điểm này năm ngoái, là kết quả từ lời hứa in thêm nhiều tiền đồng thời với mua lại trái phiếu của Ngân hàng Nhật Bản cho đến khi phá vỡ chu kỳ giảm phát của nước này.

260 tỉ trong tổng số 272 tỉ yen tăng trưởng của Toyota đến từ chính sách tiền tệ nói trên. Phần còn lại nằm ở việc giá thành sản xuất của Toyota đang thấp hơn thị trường toàn cầu 25%, ít ra là đối với những xe và linh kiện sản xuất trong nước. Thêm nữa, thay vì giảm giá bán xe, Toyota điều chỉnh lại cấu trúc chi phí thấp hơn để làm tăng lợi nhuận biên.

Thực tế số xe bán ra của Toyota hiện tại thấp hơn với cùng kỳ năm ngoái, 2,23 triệu so với 2,37 triệu chiếc, nhưng họ lại kiếm được nhiều hơn từ mỗi chiếc xe bán ra. Đây là lời đáp trả không thể tuyệt hơn từ Toyota đến các đối thủ của mình khi cho rằng Toyota đứng trước áp lực muốn kiếm lời trong khi giảm giá xe.

Đây còn là bước đi khôn ngoan của Toyota trên khía cạnh chính trị, vì nếu cổ phiếu của Toyota tăng trưởng bằng cách giảm giá thành xe, chính phủ các nước là thị trường của Toyota sẽ tìm cách tăng áp lực chính trị nhằm buộc Nhật Bản siết chặt chính sách tiền tệ có phần dễ dãi của mình.

"Đường dài mới biết ngựa hay"

Tuy nhiên, trong khi những nước đi khôn ngoan trong chính sách tiền tệ đang trợ giúp tích cực cho hãng xe toàn cầu như Toyota, thì thước đo chuẩn xác của chính sách Abenomics lại nằm ở chỗ liệu nó có thay đổi được tâm lý làm kinh tế trong nước.

Quốc gia này đang loay hoay trong một mô hình tăng trưởng trì trệ cùng với sự tuột dốc về giá cả trong hai thập kỷ nay. Và một phần tiền đề trong chính sách của Chính phủ Abe là sốc lại tinh thần, đồng thời làm thấm nhuần tư tưởng trong người dân rằng ngày đang đến sẽ là một ngày tốt đẹp hơn, giá cả mọi thứ sẽ tăng lên, tốt nhất hãy mua ngay hôm nay.

Đã có thể thấy những dấu hiệu tích cực của hiệu ứng Abenomis từ các con số mà Toyota đưa ra. Hiện nay, trong khi thu nhập chỉ tăng vừa phải ở Bắc Mỹ, châu Âu và một vài khu vực khác ở châu Á, con số này ở Nhật Bản tăng phi mã từ 107 tỉ lên đến 456 tỉ yen. Xu hướng trước đây của Toyota là không bao giờ có được một thu nhập tích cực như vậy từ thị trường trong nước, thậm chí chỉ có giảm.

Thực tế cho thấy việc một trong những công ty lớn và quan trọng bậc nhất của Nhật Bản đang một lần nữa kiếm nhiều tiền hơn ở "sân nhà" là một dấu hiệu tốt để tin sự trì trệ của nước này sẽ không kéo dài quá lâu nữa.

Tuy vậy, sẽ không thuyết phục nếu đánh giá Abenomics chỉ dựa trên các kết quả tài chính sau mới chỉ 3 tháng. Dù lợi nhuận thu về rất tốt và thành công đang trở lại với Toyota trên trường quốc tế thì thành hay bại còn phải đợi chục năm nữa mới rõ.

Theo CHÂU LUÂN

Tuổi trẻ/Washington Post

Pin It
Theodore Levitt

"Không có cái ngành kinh doanh nào gọi là ngành dịch vụ cả. Chỉ có những ngành mà phần dịch vụ đóng góp nhiều hơn hay kém hơn các ngành khác. Mọi người đều làm dịch vụ"

User Menu