Không chỉ có đội ngũ sale, bất kì nhân viên nào cũng cần có kĩ năng bán hàng. Vì sao vậy? Đó là bởi người đứng trước mặt bạn có thể sẽ trở thành khách hàng của bạn (và của công ty, tất nhiên rồi) ở những thời điểm bạn không bao giờ ngờ đến. Không cần đọc những cuốn sách dày cộm hay tham gia các khóa đào tạo, hãy tham khảo 10 lời khuyên dưới đây mà bất kì ai cũng cần biết về việc bán hàng.
Hầu hết mọi vị trí trong một công ty đều đòi hỏi một số kỹ năng bán hàng. Dưới đây là những điều quan trọng bạn cần biết để làm tốt điều đó.
Hiện có hàng ngàn cuốn sách "làm thế nào để bán hàng" và các khóa đào tạo tổ chức khắp nơi trên thế giới. Tuy nhiên, tất cả những gì bạn cần biết về bán hàng thực sự được đúc kết trong các quy tắc đơn giản sau đây:
1. CHỈ TẬP TRUNG BÁN MỘT MẶT HÀNG
Quan niệm cho rằng một nhân viên bán hàng có thể bán bất cứ cái gì cho bất kỳ ai cũng ngu ngốc như ý tưởng rằng một nhạc sĩ bậc thầy có thể chơi mọi loại nhạc cụ. Bạn càng chuyên sâu về một sản phẩm, dịch vụ và ngành, bạn càng có khả năng thành công cao trong việc bán hàng.
2. CHỌN LỌC KHÁCH HÀNG TIỀM NĂNG
Khi bán hàng, điều bạn ngại nhất sẽ là xử lí một danh sách dài và nhiều thông tin về khách hàng tiềm năng. Bạn sẽ chỉ muốn dành nhiều thời gian cho những ai thực sự có khả năng sẽ mua hàng. Vì vậy, danh sách càng chọn lọc, khả năng bạn tìm thấy khách hàng thực sự quan tâm sẽ càng cao.
3. NGHIÊN CỨU PHẢI LÀ ƯU TIÊN HÀNG ĐẦU
Không bao giờ, không bao giờ, (và không bao giờ) liên lạc với khách hàng tiềm năng trước khi xem hồ sơ cá nhân của họ trên LinkedIn, trước khi nghiên cứu công ty và ngành nghề của họ, và hãy tìm ra ít nhất một lý do tại sao họ nên dành thời gian nói chuyện với bạn.
4. TẠO NÊN MỘT CUỘC ĐỐI THOẠI
Mục tiêu ban đầu của bạn không phải là để bán hàng mà là trò chuyện với khách hàng, để tìm hiểu xem đó có phải là khách hàng tiềm năng hay không. Vì vậy, một buổi thuyết trình bán hàng - dù là ở dạng nói, văn bản, video, hoặc bất cứ thứ gì đi chăng nữa - không chỉ là một sự lãng phí thời gian; nó thực sự cản trở việc bạn bán được sản phẩm/dịch vụ của mình.
5. HÃY LÀ MỘT NGƯỜI BÌNH THƯỜNG, ĐỪNG LÀ MỘT NHÂN VIÊN BÁN HÀNG
Không có gì là sai trái dù mục đích bạn bán hàng là để kiếm sống hoặc để đem lại thành công cho bản thân hoặc công ty. Tuy nhiên, hầu hết mọi người không thích những chiêu trò câu kéo. Hãy là chính mình, không phải là một bản sao của Ron Popeil (một nhà phát minh rất nổi tiếng của Mĩ, và ông cũng nổi tiếng vì kĩ năng bán hàng tuyệt đỉnh của mình).
6. NHANH CHÓNG XÁC ĐỊNH TIỀM NĂNG CỦA KHÁCH HÀNG
Khi trò chuyện với khách hàng, mục tiêu của bạn là tìm hiểu xem họ có nhu cầu cho những gì bạn đang cung cấp và có đủ tiền để mua hay không. Nếu không, hãy loại người đó khỏi danh sách của bạn. Đừng lãng phí thời gian của bạn cũng như của khách hàng.
7. CHÚ Ý "KHÁCH HÀNG" CỦA KHÁCH HÀNG
Khi đánh giá nhu cầu dành cho sản phẩm bạn đang bán, điều quan trọng nhất là "khách hàng" của khách hàng tiềm năng của bạn cần gì từ người khách tiềm năng này. Công việc của bạn là giúp các khách hàng tiềm năng đáp ứng những nhu cầu đó. Tất nhiên, nhu cầu bán được hàng của bạn hoàn toàn không liên quan đến việc này.
8. HÃY QUEN VỚI QUÁ TRÌNH MUA HÀNG
Bán hàng không phải là một hoạt động bạn muốn làm với khách hàng. Bạn làm điều đó vì họ. Điều này có nghĩa là để khiến họ rút ví, bạn phải hiểu hành vi mua hàng của khách hàng và hỗ trợ họ khi cần thiết.
9. CHỐT GIAO DỊCH
Khi bạn đã có những gì mình muốn, đó là một khách hàng tiềm năng đích thực, thật khó để chấp nhận câu trả lời không - điều có thể đập tan ước mơ của bạn về một vụ mua bán hời. Tuy nhiên, nếu bạn không hỏi về việc mua bán, hoặc đợi quá lâu để yêu cầu điều đó, bạn sẽ đánh mất thương vụ này.
10. XÂY DỰNG MỐI QUAN HỆ LÂU DÀI
Cách duy nhất để làm cho việc bán hàng trở nên dễ dàng hơn là tạo một sổ địa chỉ của bạn, không chỉ là số liên lạc mà còn là tên những người mà bạn đã giúp họ trở nên thành công hơn với tư cách cá nhân. Cuối cùng, bạn sẽ không còn cần phải bán hàng nữa bởi bạn bè của bạn sẽ làm điều đó thay cho bạn.
Theo saga.vn
Không ghi tác giả