Áp lực doanh số và áp lực cạnh tranh khiến bạn cảm thấy mệt mỏi. Tuy nhiên, sự căng thẳng của bạn sẽ là tác nhân khiến khách hàng “bỏ chạy”. Bạn không thể thuyết phục được khách hàng mua sản phẩm hay dịch vụ của bạn nếu chính bản thân mình không hứng thú gì với việc bán hàng.

áp lực doanh số bán hàng

Thời điểm hiện tại không phải là thời điểm dễ dàng đế bán hàng. Áp lực doanh số, áp lực cạnh tranh khiến bất cứ ai làm việc trong lĩnh vực này cảm thấy mệt mỏi. Tuy nhiên, sự căng thẳng của bạn càng khiến khách hàng “bỏ chạy”. Lời khuyên từ các chuyên gia là luôn giữ tinh thần vui vẻ, lạc quan, hình ảnh chỉnh chu để thuyết phục khách hàng.

Nói thì dễ nhưng làm thì khó, phải làm thế nào để nhanh chóng thoát ra khỏi những thất bại, khó khăn, mệt mỏi và lấy lại phong độ?

Bạn không thể thuyết phục được khách hàng mua sản phẩm hay dịch vụ của bạn nếu chính bản thân mình không hứng thú gì với việc bán hàng. Hãy tự “làm mới” bản thân và tìm ra cách thức hợp lý.

Học hỏi từ những thất bại

Để đạt doanh số cao, người bán hàng phải luôn giữ tinh thần vui vẻ, lạc quan, hình ảnh chỉn chu để thuyết phục khách hàng.

Thay vì cảm thấy chán nản vì đã thực hiện 100 cuộc gọi bán hàng mà không có phản hồi từ bất kỳ một khách hàng nào, hãy xem xét lại về cách tiếp cận. “Có thể bạn không gọi đúng người hoặc không đúng thời điểm"- Jill Konrath, tác giả quyển “Bán hàng cho những công ty lớn" chia sẻ. Hãy chú ý đến những khoảng thời gian thích hợp để gọi điện. Ví dụ, 9h sáng là lúc ai cũng tất bận chuẩn bị khởi đầu một ngày làm việc, khi về chiều (3-4h), có lẽ khách hàng tiềm năng của bạn sẽ rảnh rang hơn để nghe bạn thuyết phục họ mua hàng qua điện thoại.

Sau đó, tiếp tục xem xét lại thông điệp mà bạn muốn gửi đến khách hàng, cách bạn bắt đầu câu chuyện. Liệu bạn có phạm sai lầm nào không? Thông điệp của bạn có đánh trúng tâm lý khách hàng chưa? Bạn nên nhấn mạnh sự khác nhau của sản phẩm, dịch vụ mà doanh nghiệp của bạn cung cấp và luôn kiên nhẫn giải thích với khách hàng.

Tận dụng các ý tưởng

Hãy học hỏi những chiến lược bán hàng từ nhiều nguồn, đặc biệt là từ những nhà quản trị của các công ty có doanh số cao. Thử nhiều chiến lược và cách thức khác nhau cho đến khi tìm được một chiến lược phù hợp nhất cho mình. Đọc sách và học hỏi không bao giờ thừa.

Giữ liên lạc với khách hàn thân quen

Nếu bạn thực hiện 10 cuộc gọi bán hàng và tất cả đều không khả quan, bạn sẽ cảm thấy mệt mỏi và nản chí. Nếu bạn có một ngày như thế, hãy chuyển sang tiếp cận các, khách hàng thân thiết – những người đánh giá cao sản phẩm của bạn. Việc này giúp bạn tiếp thêm nhiên liệu để vượt qua khó khăn . "Bằng cách nói chuyện với các khách hàng tích cực, bạn sẽ cho mình lý do vì sao bạn làm công việc hiện tại và giúp bạn sẵn sàng để đối phó với những khó khăn tiếp theo." Konrath khẳng định.

Đối mặt với sợ hãi

Ai cũng có nỗi sợ hãi của riêng mình. Konrath nhớ lại, ”Lần đầu tiên tôi bắt đầu công việc bán hàng, tôi rất run và hầu như không thể thuyết phục nổi khách hàng. Tôi sợ bị khách hàng từ chối hoặc làm khách hàng khó chịu. Lúc ấy, tôi có cảm giác mình không sinh ra để làm công việc này. Tuy nhiên, sau đó tôi đã quyết định phải làm việc chăm chỉ để có được thành công. Từng bước, từng bước một tôi nâng cao kỹ năng bán hàng và tự tin hơn vào bản thân. Doanh số cũng ngày càng cải thiện. Điều quan trọng nhất là không bao giờ bỏ cuộc và giữ tinh thần lạc quan”. Hãy nhớ, doanh số không bao giờ tăng liên tục cũng chưa hẳn là điều quan trọng nhất. Hãy cố gắng để mỗi khách hàng đến với bạn đều là khách hàng thân thiết.

Chia sẽ với đồng nghiệp về tình hình thực tế

Nếu bạn đang gặp căng thẳng trong công việc thì hãy chia sẻ điều đó với một đồng nghiệp bạn thật sự tin tưởng. Một cuộc nói chuyện thẳng thắn với ai đó thấu hiểu và đồng cảm với tình hình của bạn sẽ giúp xóa đi những cảm xúc tiêu cực. Bên cạnh đó, bạn cũng có thể học hỏi nhiều kinh nghiệm và có được nhiều thông tin từ đồng nghiệp để sẵn sàng tiếp tục “cuộc chiến”.

Mở rộng các mối quan hệ

Thay vì dựa vào những khách hàng quen thuộc, hãy nỗ lực mở rộng mạng lưới khách hàng. Trò chuyện với nhiều người khác nhau về việc kinh doanh của bạn, tham dự các buổi hội thảo, để lại địa chỉ liên lạc và thông tin. Hãy tận dụng khả năng giao tiếp và mọi mối quan hệ, bạn không bao giờ đoán được khách hàng mới sẽ đến từ đâu. Đối với doanh nghiệp, không có vấn đề nào quan trọng hơn là tìm kiếm khách hàng. Vì vậy, cho dù bận rộn cách mấy, bạn cũng nên dành thời gian để xây dựng mạng lưới các mối quan hệ.

Cho phép mình nghỉ ngơi

Nếu bạn đã thử tất cả những lời khuyên này và vẫn cảm thấy mệt mỏi và căng thẳng, hãy dành thời gian để nghỉ ngơi. Khi doanh số không đạt được chỉ tiêu, áp lực lên nhân viên bán hàng là rất lớn và không ai nghĩ đến chuyện nghỉ phép. Tuy nhiên, trong tâm trạng căng thẳng và rối bời đó, dù bạn có tiếp tục làm việc cũng không đạt được hiệu quả. Hãy cho phép bản thân thư giãn và lấy lại năng lượng với kỳ nghĩ cuối tuần không muộn phiền.

Theo saga.vn

Không ghi tác giả

Pin It
Charles C. Noble

"Để khỏi bị nhụt chí bởi những thất bại trước mắt, bạn cần phải có một mục tiêu lâu dài."

User Menu