Hiện đang phổ biến một nhận thức rất sai lầm ở Việt Nam rằng ai làm giỏi chuyên môn thì thường sẽ được đề bạt lên làm lãnh đạo. Nhận thức sai lầm này dễ dẫn đến hệ quả là doanh nghiệp bị mất một nhà chuyên môn giỏi, và có được một nhà quản lý tồi.

Nhiều trường hợp đau lòng, khi nhà chuyên môn giỏi kia bị vướng vào sai lầm trên ở cương vị quản lý và, bị kỷ luật.

Không phải ai làm chuyên môn giỏi lâu năm người ta cũng đề bạt lên giữ các vị trí quản lý. Lý do là vì không phải ai giỏi chuyên môn cũng có thể làm quản lý giỏi.

Giỏi chuyên môn thường là nhờ khả năng học hỏi, nghiên cứu, nhờ đầu óc sáng tạo khi áp dụng vào công việc thực tiễn, và nhờ tích lũy kinh nghiệm lâu năm mà thành giỏi chuyên môn.

Nhưng khi lên làm quản lý thì chuyên môn ít cần, mà đòi hỏi ở anh năng lực quản lý nhiều hơn. Tức là anh phải biết tổ chức, thiết lập qui trình, xây dựng kế hoạch thực thi và giám sát, quản lý người khác thực thi công việc ấy. Sao cho công việc được thực hiện đúng chất lượng, đúng chi phí giá thành (ngân sách), đúng thời hạn như kế hoạch đề ra.

Ngoài ra việc quản lý đòi hỏi con người có một tính cách phù hợp. Người chung chung đại khái, nặng tình cảm, dễ dải, xuề xòa, thường ít khi làm tốt công việc quản lý so với người sâu sát, nguyên tắc và nghiêm khắc.

Ở vị trí quản lý cấp cao nữa thì vai trò còn đòi hỏi ở người quản lý phải có năng lực tư duy, hoạch định chiến lược, hoạch định thực thi, và lãnh đạo, để dẫn dắt đội ngũ thực thi thành công.

Tóm lại là để quản lý thành công, đòi hỏi người quản ý phải có những năng lực khác bên cạnh năng lực về chuyên môn.

Chính vì vậy nên không phải ai làm chuyên môn lâu năm rồi cũng đi theo con đường quản lý và trở thành các nhà quản lý chuyên nghiệp. Nhiều người vẫn chỉ muốn chọn đi theo con đường chuyên môn và trở thành chuyên gia lão làng trong lĩnh vực chuyên môn ấy thôi.

Hình trên đây chỉ rõ 2 chọn lựa của lộ trình phát triển sự nghiệp mà một người có thể chọn. Chọn đúng con đường phù hợp với mình thì mình phát huy tốt, dễ thành công và leo cao. Còn chọn sai đường thì gặp khó khăn, dễ bị thất bại.

Còn ở vai trò dùng người, bổ nhiệm sai một người quản lý. Hoặc tệ hơn là ép một người giỏi chuyên môn lên làm quản lý trái với nguyện vọng và năng lực của anh ta, là vô hình trung chúng ta đẩy người ấy đến chỗ phải rời bỏ doanh nghiệp, vì anh ta không thể phát huy trên vị trí mới.

Từ chỗ là một nhân tài, anh ta trở thành một tội đồ của doanh nghiệp. Trách nhiệm này thuộc về người cấp trên đã bổ nhiệm!

Đỗ Hòa

Nguồn: Tinhhoaquantri.com

Pin It
Vinnie Jones

"Thắng không phải lúc nào cũng thực sự quan trọng miễn sao là bạn thắng."

User Menu