Với phương châm “Glocal - công ty toàn cầu mang trái tim địa phương”, ngoài việc thúc đẩy phát triển kinh doanh, mở rộng hệ thống phân phối khắp các tỉnh thành, công ty còn thường xuyên tổ chức nhiều hoạt động xã hội gắn với cộng đồng thông qua việc đào tạo nhân viên, phát triển cùng nhà phân phối

Sau sự hợp nhất giữa hai tập đoàn sản xuất sữa hàng đầu Hà Lan là Royal FrieslandFoods và Campina hồi đầu năm, vào trung tuần tháng 7 vừa qua, Công ty FrieslandFoods Dutch Lady Việt Nam (thuộc tập đoàn thực phẩm Royal FrieslandFoods) cũng chính thức công bố đổi tên thành FrieslandCampina Việt Nam.

dutch

Nói về sự hợp nhất này, Giám đốc điều hành tập đoàn Royal FrieslandCampina, ông Cees ‛t Hart, cho biết: “Sự hợp nhất FrieslandCampina không phải đến từ lãnh đạo công ty mà từ chính nhu cầu của các nông dân chăn nuôi bò sữa thành viên. Cách đây hơn hai năm rưỡi, hai chủ tịch hiệp hội nông dân thành viên của Royal FrieslandFoods và Campina tại Hà Lan đã ngồi lại với nhau, cùng chia sẻ những giá trị và thống nhất đi đến hợp nhất hai tập đoàn”.

FrieslandFoods và Campina đều có bề dày lịch sử trong ngành sữa với trên 130 năm kinh nghiệm. Cả hai đều có xuất phát điểm từ mô hình hợp tác xã nuôi bò sữa do nông dân thành lập tại Hà Lan từ năm 1871 và trở thành những tập đoàn sữa hàng đầu tại Hà Lan.

Sự hợp nhất giúp FrieslandCampina nâng cao vị thế, tầm vóc, chiến lược và trở thành một trong bốn công ty sữa lớn nhất thế giới. Ngoài ra, sự hợp nhất còn giúp FrieslandCampina đối phó một cách tốt nhất trước những thay đổi của thị trường thế giới. Đồng thời mở ra những cơ hội mới cho sự phát triển của liên doanh, thông qua việc cam kết đổi mới, cải tiến chuỗi hệ thống tạo ra giá trị của sữa.

Ông Cees ‛t Hart cho rằng sự kết hợp của hai tập đoàn trong ngành sữa sẽ mang đến những cơ hội mới cho FrieslandCampina Việt Nam. Tại Việt Nam, hàng năm, công ty cung cấp trên 1,5 tỉ suất sữa các loại, thông qua hệ thống hơn 150 nhà phân phối và 100.000 điểm bán lẻ, từ các siêu thị cho đến các tiệm tạp hóa. Trên 15.000 người đang trực tiếp và gián tiếp làm việc cho công ty, chưa kể hơn 2.600 hộ nông dân nuôi bò sữa với hàng ngàn nhân khẩu có liên quan.

Giám đốc điều hành FrieslandCampina Việt Nam, ông Jan Bles, cho biết: “Sau khi hợp nhất, thị phần của FrieslandCampina tại Việt Nam ước khoảng 30%, dự kiến mỗi năm tăng thêm 1%, và đặt mục tiêu đạt doanh số 350 triệu đô la Mỹ trong năm 2009, tương đương mức tăng 20%/năm”.

Hiện công ty có hai nhà máy chế biến sữa tại tỉnh Bình Dương và Hà Nam. Từ năm 1995, công ty đã đầu tư 125 triệu đô la Mỹ vào Việt Nam và sẽ tiếp tục đầu tư vào đây trong thời gian tới. Bên cạnh đó, công ty cũng sẽ tiếp tục đầu tư vào ba thế mạnh là nguồn nhân lực, xây dựng các thương hiệu và phát triển sản phẩm mới tại Việt Nam.

Với phương châm “Glocal - công ty toàn cầu mang trái tim địa phương”, ngoài việc thúc đẩy phát triển kinh doanh, mở rộng hệ thống phân phối khắp các tỉnh thành, công ty còn thường xuyên tổ chức nhiều hoạt động xã hội gắn với cộng đồng thông qua việc đào tạo nhân viên, phát triển cùng nhà phân phối, người bán lẻ và các đối tác, hỗ trợ người nông dân phát triển chăn nuôi bò sữa, hỗ trợ phát triển giáo dục, trực tiếp và gián tiếp cùng các cơ quan chức năng nâng cao sự hiểu biết và thực hành dinh dưỡng của người dân…

“Hơn 15 năm qua, chúng tôi luôn tích cực xây dựng những mối quan hệ hợp tác lâu dài với các cơ quan, đoàn thể để thực hiện nhiều dự án như: chương trình khuyến học “Đèn đom đóm”, chương trình phát triển ngành sữa, nghiên cứu và tư vấn dinh dưỡng... Tính đến nay, sau tám năm hoạt động, chúng tôi đã trao 18.000 suất học bổng và xây tặng năm trường học ở vùng sâu vùng xa, hợp tác chặt chẽ cùng Hội Dinh dưỡng Việt Nam thực hiện nhiều dự án nhằm cải thiện chế độ dinh dưỡng và nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân... Những việc làm này sẽ được FrieslandCampina cam kết kế thừa và nâng cao”, ông Jan Bles nói.

FrieslandCampina muốn gắn bó chặt chẽ, lâu dài với cộng đồng tại địa phương. “Chúng tôi định hướng tập trung vào các nhu cầu của địa phương, tập trung mọi nỗ lực của mình vào việc đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng của người dân Việt Nam, đưa những nhãn hiệu quốc tế của mình trở nên gần gũi, thân thuộc hơn với người tiêu dùng Việt Nam”, ông Jan Bles cam kết.

Theo TBKTSG

Ted Levitt

"Sự khác biệt giữa sales và marketing nằm ở chỗ sales bán đi những gì mình có, trong khi marketing thì có những gì khách hàng cần"

User Menu