Thách thức mới của thời hiện đại: những chiếc Pizza phải nhanh - tiện lợi - rẻ - ngon. Những người kinh doanh Pizza cũng đã có những bước chuyển mình mạnh mẽ, thay đổi, thích ứng để Pizza vẫn là món ăn được yêu thích toàn thế giới.

Cải tiến bằng cách... cắt giảm
marketing pizzaNăm 2012: Doanh số pizza tại thị trường Mỹ đạt 36,78 tỷ USD

Nếu có thể cắt giảm được những phần dịch vụ không cần thiết, đó cũng là một phương án cải tiến giúp sản phẩm đến được với nhiều người dùng hơn.

Siêu thị là một bước cải tiến bởi nó cắt giảm nhân viên bán hàng và để người tiêu dùng tự do lựa chọn hàng hóa mà không cần tư vấn.

Máy bay giá rẻ là một bước cải tiến bởi sự cắt giảm hạng thương gia, cắt giảm bữa ăn bởi những thứ đó không quá quan trọng với hành khách thông thường.

Lãnh địa pizza cũng chứng kiến một thương hiệu vươn lên với những cải tiến bằng cách cắt giảm.

Khi cả hai thị trường chuỗi quán pizza và pizza giao tận nhà đã được thống trị bởi Pizza Hut và Domino’s, không ngờ một hướng đi mới mẻ nữa đã lộ diện. Cái tên mới tham gia vào cuộc chiến pizza là Little Ceasar.

Hai vợ chồng nhà sáng lập Little Caesars là Mike và Marian Ilitchis phát hiện ra rằng rất nhiều khách hàng không ăn tại chỗ, cũng không gọi bánh mang về nhà mà dừng lại mua bánh tại cửa hàng rồi tự mang về nhà.

Đó là lúc họ tập trung vào một ngách thị trường mới: pizza lấy mang về (Take out).

Năm 1979, Little Caesar tung ra chiến dịch quảng cáo “Pizza! Pizza!”, chuyển tải thành công thông điệp: chúng tôi không tập trung vào thuê mặt bằng rộng, hay thuê người giao hàng. Chúng tôi tập trung vào tạo nên những chiếc bánh ngon để bạn tự đến lấy mang về.

Và đó là lý do với số tiền bạn mua 1 chiếc pizza ở quán khác, ở đây, bạn có thể mua được 2 (2 pizzas for the price of 1). Chiến dịch này thành công rực rỡ. Little Caesar đã nhanh chóng đóng dấu mốc là thương hiệu tiên phong trong lĩnh vực pizza take out và trở thành chuỗi pizza lớn thứ 4 trên thế giới.

Pizza 3.0

marketing pizzaNhững thương hiệu pizza đông lạnh nổi tiếng

Cải tiến thực sự không phải là 10% mà là gấp 10 lần trên một khía cạnh nào đó. Nếu chúng ta đã xem bộ phim Nữ hoàng băng giá (Frozen), chúng ta thấy, thời xưa những người buôn bán đã phải đến hồ băng, cưa đá và mang đến các cửa hàng bán. Đó là đá 1.0.

Đá 2.0 diễn ra khi người ta không phải đi đến những vùng băng giá nữa, những cửa hàng lớn có máy làm ra những khối đá lớn, xẻ ra và người mua có thể đến cửa hàng lấy đá.

Đá 3.0 diễn ra khi tủ lạnh ra đời, gia đình đều có thể làm ra đá mọi lúc mọi nơi. Và điểm đặc biệt: hiếm khi thương hiệu hàng đầu của làn sóng 1.0 có thể trở thành thương hiệu hàng đầu khi làn sóng 2.0 tràn tới. Đó là cơ hội của những thương hiệu hoàn toàn mới với một tư duy mới.

Lĩnh vực pizza diễn ra cuộc cách mạng tương tự. Khi nhu cầu tiêu thụ bánh pizza ngày càng lớn, người ta đã bắt đầu có ý tưởng về một loại pizza mà người tiêu dùng có thể tự nướng tại nhà, đó là pizza đông lạnh (frozen pizza).

Ban đầu, loại bánh pizza này gặp phải sự phản đối dữ dội từ những người làm bánh pizza truyền thống. Họ cho rằng đó không phải là bánh pizza thực sự. Tuy nhiên, pizza đông lạnh mà một sản phẩm đúng mực và ra đời đúng thời điểm, đáp ứng đúng nhu cầu của không ít người tiêu dùng.

Những thương hiệu như Red Baron hay DiGiorno đã nhanh chóng nhảy vào khai thác thị trường mới mẻ này. Tuy rằng có rất nhiều tranh cãi về chất lượng của pizza đông lạnh so với pizza thường, nhưng tính tiện dụng của nó đã được người tiêu dùng ủng hộ nhiệt liệt.

Ngày nay, pizza đông lạnh tạo nên một thị trường hàng tỷ đô. Riêng dân Mỹ đã tiêu thụ khoảng 2 tỷ chiếc bánh pizza đông lạnh hàng năm.

Nhìn lại lịch sử phát triển của pizza, ta thấy nó phản ánh một cách hoàn hảo câu nói nổi tiếng của Peter Drucker, cha đẻ của quản trị học hiện đại: “Doanh nghiệp có hai - và chỉ hai - chức năng trọng yếu nhất: Cải tiến và Marketing”.

Những thương hiệu thành công nhất trong lĩnh vực pizza đều liên tục cải tiến sản phẩm của mình và có những chiến dịch marketing hoàn hảo, góp phần đưa pizza trở thành “Top 10 món ăn thay đổi thế giới” do CNN bình chọn.

HOÀNG TÙNG Sáng lập viên/Quản lý Pizza Home Hanoi

Pin It
Mr. Tut-Tut

"Kẻ khôn thì thường hay lo, tớ trung thì thường hay chăm chỉ"

User Menu