Bạn đã thử đề xuất tăng giá bán bao giờ chưa? Một kỷ niệm đáng nhớ ha? Ai đã từng làm việc này thì ắt hiểu được tâm lý chung trong doanh nghiệp là rất ngại (có thể nói là kỵ) nói chuyện tăng giá.
Giảm giá thì sẽ có nhiều ý kiến ủng hộ, chứ tăng thì hầu hết là lắc đầu, le lưỡi ngay từ đầu. Lý do là vì tâm lý chung nghĩ rằng tăng giá đồng nghĩa với mất khách hàng, mất đơn hàng, là giảm doanh thu, là giảm lợi nhuận, là sẽ không đạt KPI bán hàng ... là một cái gì đó rất nguy hiểm.
Chính vì vậy nên nhiều doanh nghiệp trong nhiều năm liền không dám tăng giá, dù giá đầu vào và chi phí tăng và lợi nhuận thì đang bị bào mòn dần qua thời gian.
Nhưng nếu được trang bị kiến thức, kỹ năng về giá, hiểu khi nào tăng giá là an toàn, khi nào nên tăng giá vì thậm chí không có hại gì mà còn tốt cho doanh nghiệp và khách hàng, biết cần làm gì để có thể tăng giá mà không ảnh hưởng đến doanh thu bán hàng... và đương nhiên là cũng biết khi nào thì không nên tăng giá, thì bạn sẽ không còn lo ngại khi tăng giá.
Nếu hiểu rõ, nắm được những kiến thức mà thế giới đã đúc kết về giá, thì chắc chắn bạn sẽ tự tin hơn, mạnh dạn hơn khi đưa ra các quyết định về giá. Giá quyết định lợi nhuận, tăng giá là tăng lợi nhuận. Còn không tăng thì sẽ đến ngày lỗ, vì chi phí ngày càng tăng.
Nhưng nếu tăng ẩu, tăng bậy, tăng mà không có cơ sở, thì chữa cháy cũng rất vất vả và mất khá nhiều thời gian. Tôi đã từng được một chủ doanh nghiệp mời về mà sau này tôi mới biết là để chữa cháy vụ tăng giá trước đó. Do kết quả tài chính quá thấp ở mức nguy hiểm, nên doanh nghiệp này đã quyết định tăng giá nhiều sản phẩm hơn 30% trong 2 lần liên tiếp cách nhau chỉ vài tháng. Dẫn đến doanh thu mấy tháng sau bị giảm mạnh, và ông chủ bắt đầu lo lắng nên đã nhờ người hẹn gặp tôi để giao quyền điều hành lại cho tôi.
Nếu không bỏ tí công để mà học hỏi cách tối ưu hóa giá và lợi nhuận, trong điều kiện chi phí kinh doanh ngày càng cao như hiện nay, thì bạn chỉ có thể:
- từ chối lên lương cho nhân viên
- bớt xén phúc lợi nhân viên
- cắt giảm nhân sự
- tìm mua nguyên liệu đầu vào kém chất lượng
- giảm chất lượng dịch vụ khách hàng
- ...
Mục đích là để giảm chi phí mà tồn tại. Và bạn biết đây không phải là cách kinh doanh bền vững.
Những người dám tăng giá, biết cách tối ưu hóa giá và lợi nhuận, là những người có thể tăng lương, tăng phúc lợi nhân viên, tăng đầu tư nghiên cứu sản phẩm mới tốt hơn, tăng hoạt động marketing và xây dựng thương hiệu, tăng dịch vụ khách hàng ... là những người sẽ vượt lên. Họ sẽ nhận lại những người giỏi từ doanh nghiệp bạn.
Lựa chọn cách tiếp cận nào là do ở từng người chúng ta.
Cuối tuần này, tại lớp PRICING, chúng tôi sẽ dành 2 ngày để bàn những vấn đề trên.
Đỗ Hòa - Lớp PRICING