seo-pittsburgh.jpg

(Marketingchienluoc.com) Khái niệm về phân tích SWOT (Strengths: Điểm mạnh, Weaknesses: Điểm yếu, Opportunites: Cơ hội, Threats: Thách thức) là một trong những khái niệm cơ bạn mà bất cứ người học quản trị hay tiếp thị đều phải học qua.

 

 

 

Bài tập thực hành đầu tiên về khái niệm này khá đơn giản: “Anh / chị hãy phân tích SWOT của sản phẩm XYZ”. Đa phần chúng ta đều bắt đầu cắm cúi suy nghĩ, viết ra những nhận định về điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức khi tiếp thị sản phẩm XYZ. Chúng ta thường sử dụng mô hình như hình vẽ bên dưới (tạm gọi là mô hình 1).

 

seo-pittsburgh.jpg

 

Bài tập thực hành thứ 2, với độ phức tạp cao hơn: “Anh / chị hãy phân tích SWOT và đề ra những chiến lược phát triển cho sản phẩm XYZ”. Đến giai đoạn này chúng ta sẽ tiếp cận với những vấn đề tương đối phức tạp hơn, đòi hỏi phải có sự tư duy và lập luận logic. Chúng ta thường sử dụng mô hình như hình vẽ bên dưới (tạm gọi là mô hình 2).

 SWOT-Analysis

 

Sau khi đã thành thạo với  mô hình 2, giờ đây chúng ta đã có thể phân tích và tranh luận về SWOT và cách vận dụng chúng một cách chuyên nghiệp.

 

Trên thực tế, khi vận dụng SWOT vào trong công việc, chúng ta có thể sẽ phát hiện ra một lỗ hổng rất lớn. Lỗ hổng đó từ đâu mà có?

 

Chúng ta hãy quay lại quy trình khi phân tích. Đầu tiên chúng ta đều đã xác định các yếu tố về điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức. Sau đó, chúng ta cũng đã vận dụng và kết hợp các yêu tố trên lại với nhau một cách khá nhuần nhuyễn để đưa ra những chiến lược phù hợp.

 

Tuy nhiên lỗ hỗng sẽ xuất hiện khi bạn không thể trả lời câu hỏi sau:

 

Các yếu tố bạn đề cập tới trong từng phần điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức có phải là nguồn thông tin đã qua xử lý, mức độ chính xác và phù hợp tương đối cao? Nếu không thể trả lời câu hỏi này, xem ra thời gian chúng ta bỏ ra để phân tích SWOT sẽ là vô nghĩa!

 

Bài viết này, chúng ta sẽ nhìn nhận việc phân tích SWOT từ một góc độ khác: Trước khi bắt tay vào phân tích SWOT, chúng ta có thể và nên làm gì?

 

Nhận thức được tầm quan trọng của quá trình phân tích. Nếu chưa hiểu được rằng những sai lầm khi phần tích SWOT có thể ảnh hưởng rất lớn tới doanh thu của hay sự thành bại của sản phẩm thì chúng ta chưa nên bắt đầu quá trình này.

 

Chuẩn bị kế hoạch. Hãy lên một thời gian biểu cho các cuộc họp nhóm (brainstorming session). Những buổi họp này cần có sự tham gia của cấp quản lý và cấp lãnh đạo trong công ty nhằm đưa ra, phân tích vấn đề một cách thấu đáo và triệt để. Là người duy trì các buổi họp, bạn cần chuẩn bị trước những tài liệu liên quan nhằm đẩy nhanh quá trình thảo luận. Bạn cần nhớ một điểm quan trọng là phải tạo ra một không gian và môi trường thoải mái nhất khi tiến hành các buổi họp. Ở nhiều công ty lớn, họ thường tổ chức những buổi cắm trại ngoài trời kết hợp với thảo luận và đưa ra các chiến lược mới.

 

Xây dựng hệ thống thông tin tiếp thị. Đây sẽ là nguồn thông tin rất quan trọng và thiết yếu, phục vụ cho quá trình phân tích và ra quyết định. Hệ thống thông tin này bao gồm thông tin trong phạm vi công ty (internal) như: báo cáo tài chính, doanh thu, công nghệ, nhân lực…; phạm vi ngành (industry): xu hướng phát triển của ngành, dự báo doanh thu trong ngành, những thay đổi liên quan tới mô hình phân phối giá trị trong ngành…; môi trường kinh doanh (chính trị, kinh tế, xã hội, công nghệ); đặc biệt là phân tích đối thủ cạnh tranh (Xem bài viết Phân tích đối thủ cạnh tranh).

 

Tóm lại, trước khi tiến hành phân tích SWOT, hãy nhớ rằng những quyết định đưa ra sau quá trình phân tích sẽ có ảnh hưởng rất lớn tới kế hoạch và kết quả kinh doanh của bạn. Và việc bạn cần làm là phải hạn chế tới mức thấp nhất những thiếu sót và sai lầm trong quá trình phân tích.

 

Phạm Vũ Hoàng Quân

Daniel Boorstin

"Trở ngại lớn nhất của sự tiến bộ không phải là sự ngu dốt, mà là ảo ảnh của sự hiểu biết."

User Menu