Để ra đời một video quảng cáo mang lại lượt tương tác cao, lượng view khủng hoàn toàn không dễ dàng. Trên thực tế, có rất nhiều cách để xây dựng bố cục video. Song, không phải cứ áp dụng là sẽ thành công.
Nó còn phụ thuộc vào phương pháp bạn chọn là gì, có phù hợp với sản phẩm đang muốn PR hay không. Đặc biệt, còn nằm ở chính sự tư duy trong xây dựng nội dung của bạn đã đúng chưa? Bài viết sau đây sẽ chỉ ra 4 điều bạn đừng nên có trong tư duy nhằm tạo ra một kịch bản video quảng cáo tốt nhất. Cùng theo dõi nhé.
Đừng coi xây dựng nội dung video là công việc, hãy đơn giản hóa giống như “kể câu chuyện nhỏ”
Trước hết, để xây dựng được nội dung video tốt, bạn cần gạt bỏ suy nghĩ, nó là công việc mình phải làm. Ý tưởng kịch bản là từ tư duy và chất xám của chúng ta mà hình thành nên. Nếu suy nghĩ lúc nào cũng coi đó là trách nhiệm, chắc chắn bạn sẽ không có sự sáng tạo, đổi mới trong nội dung. Nói đúng hơn, là làm để cho có. Từ đây, bố cục mãi chỉ xoay quanh vòng luẩn quẩn, lặp đi lặp lại. Tất nhiên, như vậy sẽ rất nhàm chán và lượt view lẹt đẹt cũng là điều dễ hiểu.
Vậy nên, thay vì nghĩ rằng đó là công việc, hãy ví xây dựng nội dung video như kể một câu chuyện nhỏ chẳng hạn. Chỉ là, ở đây bạn sẽ không kể cho 1-2 người nghe mà sẽ tâm sự với một nhóm đông.
Những chuyên gia hàng đầu đều nhận định rằng, các video quảng cáo viral đều chứa nội dung về những câu chuyện ý nghĩa, có thể có thật trong cuộc sống. Vì vậy, hãy lấy cảm hứng từ những gì bạn nghe, được thấy thực tế, mọi điều bạn mong muốn để làm nên video chất lượng. Nên nhớ, nó vừa có ý nghĩa, vừa quảng cáo được sản phẩm bạn cần tốt nhất.
Đừng nhồi nhét nội dung vào để vừa đủ số giây video mong muốn
Nhiều nhà biên kịch phim quảng cáo video thường xây dựng nội dung theo kiểu nhồi nhét, cố thêm thắt nhằm kéo dài thời lượng clip nhiều nhất có thể. Hãy bỏ ngay kiểu làm nội dung như thế này. Bạn thử nghĩ xem, khách hàng xem video của bạn cần điều gì? Họ chắc chắn muốn biết lý do nên mua sản phẩm đó ra sao? Nếu không đưa ra đủ những ý để thuyết phục, chắc chắn việc quảng cáo của bạn đã thất bại, khách sẽ hoàn toàn không quan tâm đến đồ của bạn.
Hơn nữa, nhìn từ thực tế các video quảng cáo viral mà xem, đôi khi chỉ 15-30 giây thôi nhưng lượt tương tác thu về lại cực khủng. Do đó, không phải cứ nhồi nhét tình tiết vào cho đủ số giây là video sẽ ổn. Điều quan trọng là phải làm nội dung hấp dẫn nhưng phải ngắn gọn, đủ ý, có tính logic với nhau. Có như vậy, video quảng cáo của bạn mới thực sự thu hút, có cơ hội trở thành viral trên các nền tảng.
Đừng giải thích giá trị sản phẩm, hãy cố gắng tạo kết nối giữa sản phẩm và khách hàng
Thay vì quảng cáo theo lối mòn cố gắng giải thích giá trị sản phẩm với khách hàng như mô tả tác dụng, lợi ích…Hãy cố gắng tạo sự kết nối giữa sản phẩm và khách hàng. Sự khác nhau này đôi khi chỉ nằm ở vỏn vẹn vài từ ngữ trong nội dung mà thôi. Ví dụ đơn giản thế này, cùng một nội dung ưu điểm sản phẩm nhưng hai cách mô tả khác nhau:
Cách 1: Thuốc có một số tác dụng chữa cảm cúm, đau đầu…=> Nội dung đang đi giải thích giá trị sản phẩm, nghe sẽ bị nhàm chán. Hơn nữa, không có sự sáng tạo, chưa cho thấy sự liên quan sản phẩm.
Cách 2: Nếu đang gặp các vấn đề như nhức đầu, không may bị cảm cúm bạn có thể dùng thuốc này. Thuốc kết hợp nhiều thành phần, có khả năng trị được những triệu chứng mà bạn đang mắc phải…=> Nội dung video theo hướng tạo kết nối sản phẩm, tiếp cận khách hàng từ chính nhu cầu của họ. Đó là: Bị đau đầu, cảm cúm thì cần dùng thuốc. Mà thuốc của chúng tôi lại rất phù hợp để điều trị bệnh của bạn.
Như vậy, qua ví dụ trên, bạn thấy đấy, rõ ràng nội dung có tính kết nối giữa mặt hàng và người tiêu dùng bao giờ cũng sẽ hấp dẫn, có sức nặng hơn.
Đừng mặc định cứ quảng cáo là phải có “tình huống bất ngờ”
Hiện nay, đa số các nội dung làm phim video đều có các tình huống bất ngờ, đi theo xu hướng chung. Tuy nhiên, cái gì nhiều quá cũng không tốt, nhất là khi chúng ta làm nội dung quảng cáo video, đòi hỏi sự sáng tạo thường xuyên.
Điều đó có nghĩa là, thay vì bạn xây dựng bố cục tình huống bất ngờ ở mọi kịch bản. Hãy vận dụng nó theo hướng linh hoạt hơn. Ví dụ như: Thay vì tạo chi tiết, phân đoạn gây sốc, ngỡ ngàng như thường lệ. Hãy làm mới bằng cách gây mới mẻ, bất ngờ về âm thanh, giọng nói hay hình ảnh …
Tóm lại, để làm được một video quảng cáo cần rất nhiều chất xám. Nó cũng đòi hỏi sự tư duy tốt để có một đoạn quay tốt về sản phẩm PR gửi đến khách hàng. Loại bỏ những điều trên sẽ là chìa khóa khai thông bế tắc về nội dung. Từ đó, giúp bạn làm nên kịch bản video quảng cáo chất lượng nhất.
Nguồn: Quangcaotruyenhinh.com