Việc website được các công cụ tìm kiếm đánh giá và xếp hạng cao trên trang kết quả tìm kiếm Search Engine Results Pages (SERP) sẽ giúp doanh nghiệp tối ưu khả năng tiếp cận người dùng tiềm năng qua kênh tìm kiếm.

Vậy làm thế nào để “ghi điểm” với các công cụ tìm kiếm nói chung, đặc biệt là Google nói riêng để giúp website được đánh giá cao hơn?

Dưới đây là 4 yếu tố tôi đúc kết được để cải thiện xếp hạng kết quả tìm kiếm website (Ranking Factors), góp phần đạt được các mục tiêu tăng khả năng tiếp cận, giới thiệu sản phẩm, dịch vụ và bán hàng hiệu quả.

Yếu tố đầu tiên là Domain Factor. Cụ thể, đây là những yếu tố liên quan đến tên miền có thể giúp website được đánh giá cao hơn gồm:

- Tuổi đời của tên miền: Google thường ưu tiên các tên miền có “tuổi đời” lâu năm hơn. Thời gian hoạt động lâu có thể phần nào thể hiện độ uy tín, chất lượng về mặt nội dung của website.

- Từ khoá xuất hiện trong tên miền: Nếu marketer có đề cập đến các từ khoá chủ đạo trong tên miền, Google sẽ ưu tiên hiển thị nội dung website của bạn hơn. Ví dụ: Sản phẩm chủ lực của website là áo sweater, marketer nên đặt tên miền có chứa từ khoá chủ đạo như: sweater.vn, sweaterno1.vn, sweatervietnam.com…

- Tiện ích mở rộng Country TLD: Đây là tiện ích liên quan đến yếu tố quốc gia, vị trí địa lý. Tôi ví dụ website của bạn kinh doanh sản phẩm giày thể thao. Khi đó, tên miền giaythethao.vn sẽ được ưu tiên hơn giaythethao.com.

- Public vs. Private WhoIs: Google sẽ đánh giá mức độ đáng tin cậy của một website công khai tên người sở hữu cao hơn những tên miền không công khai thông tin này.


Nguồn: dignited

Yếu tố thứ hai tôi muốn đề cập là Page/Site Level Factor. Có thể nói nội dung (content) và từ khoá (keywords) là “trái tim” của mọi thứ trong SEO. Theo kinh nghiệm làm việc của bản thân, tôi nghĩ marketer nên đặc biệt lưu ý 8 yếu tố dưới đây khi viết bài:

- Từ khoá trong thẻ tiêu đề: Đây là tiêu chí đánh giá của Google để xác định nội dung website có khớp với ý định tìm kiếm của người dùng không. Vì vậy, tiêu đề phải gắn với từ khoá trọng tâm, ngắn gọn và hấp dẫn người dùng. Nếu marketer viết bài về sản phẩm giày sneaker, tiêu đề bài viết phải có những từ khoá trọng tâm như: “giày sneaker đẹp”, “mẫu giày sneaker 2022”…

- Từ khoá trong thẻ mô tả, thẻ H1: Là cách website/ tiêu đề lớn hiện lên trên danh sách kết quả tìm kiếm của Google. Độc giả tìm kiếm thông tin thường click vào những bài có nội dung hấp dẫn, phần nội dung review ngoài trang Google đánh trúng vào “điểm đau”. Vậy nên tối ưu từ khoá trong thẻ mô tả, thẻ H1 là một việc vô cùng quan trọng trong SEO.

- Table of Contents (mục lục): Google sẽ dùng thuật toán để quét toàn bộ website của bạn và đánh giá tổng quan. Vì thế phần mục lục trên trang nếu được phân định rõ ràng, nhiều nội dung giá trị sẽ được Google ưu tiên và đánh giá cao.

- Trang có chủ đề chuyên sâu: Google sẽ xếp hạng cao những website có nội dung 100% authentic, không copy từ nguồn khác, phân tích sâu vào các chủ đề chuyên môn…

- Tốc độ tải trang: Theo tôi, tốc độ tải trong mức 1-2s loading hoàn thành một trang được đánh giá là đạt mức tiêu chuẩn. Khi website có tốc độ tải quá chậm sẽ khiến người dùng cảm thấy chán nản và tỉ lệ thoát trang ở mức cao hơn.

Có thể nói nội dung (content) và từ khoá (keywords) là “trái tim” của mọi thứ trong SEO.

- Sử dụng AMP: AMP có thể hiểu đơn giản là trang tăng tốc cho thiết bị di động. Nội dung của những website sử dụng phương thức này có thể xuất hiện trực tiếp trên trang của Google mà không cần phải truy cập vào trang web.

- Nội dung không trùng lặp: Một lưu ý tôi thường chia sẻ với các bạn trong đội ngũ của mình là không nên reup nội dung của nguồn khác, trùng lặp bài… Nếu mắc phải tình trạng trên, Google sẽ đánh giá thấp trang của bạn.

- Chứng chỉ bảo mật SSL: Khi mua các chứng chỉ này, website sẽ được xác nhận là một trang web uy tín, chất lượng, được xác minh bởi các tổ chức bảo mật chuyên nghiệp.

Yếu tố thứ 3 là Link Factor. Đây là tổ hợp những yếu tố liên quan đến đường link, gồm các thành phần sau:

- Internal link là liên kết bên trong trang, liên kết từ trang này đến trang khác trên website. Nếu Internal link gọn gàng và gãy gọn sẽ giúp người xem chuyển từ trang này sang trang kia một cách dễ dàng.

- External link là liên kết bên ngoài trang, dẫn đến các trang web, các nguồn khác… External link là một trong những yếu tố để Google đánh giá độ uy tín của website thông qua tần suất được nhiều trang khác dẫn nguồn và dẫn nguồn đến nhiều trang khác.

- Backlink Anchor Text/Alt Tag (đối với hình ảnh): Đây là hình thức gắn thẻ mô tả ngắn gọn nội dung hình ảnh. Khi truy cập vào website mà không thể thấy được hình ảnh đó là gì, thì phần mô tả của Anchor Text hay Alt Tag sẽ giúp bạn hiểu được nội dung của bức ảnh. Đây được xem là một trong những yếu tố quan trọng trong SEO Onpage dù không bằng từ khoá, tiêu đề và mô tả.

- Backlink Age được hiểu là tuổi đời của backlink, thể hiện độ uy tín của website với Google. Tôi sẽ lấy ví dụ để các marketer dễ hình dung. Khi Tuổi Trẻ Online viết bài và dẫn link đến website của bạn thì mức độ uy tín sẽ cao hơn một website mới lập, có tuổi đời còn mới thực hiện backlink.


Nguồn: backlinko

Cuối cùng là một số yếu tố khác ảnh hưởng đến Ranking Factors như:

- Giao diện thân thiện với người dùng: Google đánh giá rất cao những trang có thiết kế thân thiện với người dùng, đặc biệt là người dùng thiết bị di động. Vì thế, marketer nên tối ưu giao diện website của mình một cách tốt nhất để Google có thể đề xuất website đến nhiều người hơn.

- Tỉ lệ thoát trang thấp: Trang có tỉ lệ thoát thấp, thời gian giữ chân người đọc lâu hơn sẽ được Google đánh giá cao hơn và được ưu tiên thứ hạng hơn.

Ngoài ra, marketer có thể cân nhắc sử dụng Google AnalyticsGoogle Search Console - 2 công cụ do Google phát triển và được họ khuyến khích sử dụng. Hai công cụ này sẽ hỗ trợ các bạn thu được dữ liệu chính xác và nhanh chóng hơn, giúp việc điều chỉnh chiến lược SEO được hợp lý hơn.

Trên đây là tóm lược một vài lưu ý tôi đúc kết được dựa trên kinh nghiệm triển khai các dự án SEO. Sẽ có rất nhiều yếu tố (factor) khác được các công cụ tìm kiếm cập nhật, bổ sung liên tục. Bạn có thể tìm hiểu thêm về các yếu tố này thông qua các từ khoá tìm kiếm như “google ranking factors 2022”, “seo ranking factors”. Hy vọng những thông tin này sẽ là nguồn tham khảo hữu ích cho các marketer trong hành trình lên chiến lược và triển khai SEO cho doanh nghiệp của mình.

Hồ Đông Thụ
CEO & Founder @ Think Digital & THINKDEMY

Pin It
Ẩn danh

"Nếu bạn chỉ luôn luôn làm những gì bạn vẫn thường làm, bạn sẽ luôn luôn nhận được những kết quả mà bạn đã luôn nhận được... nếu bạn MAY MẮN."

User Menu