Bạn không cần phải là nhà nghiên cứu và phân tích email marketing để biết xem người nhận thích và không thích điều gì. Những kinh nghiệm cá nhân sẽ rất hữu ích cùng với nh ững thông số như tỉ lệ click chuột, conversion, unsubcribe và than phiền v ề spam. Điều gì làm cho bạn chào đón một email hay xoá nó? Hãy sử dụng những hiểu biết này vào chương trình gửi email của bạn.

5. Gây khó khăn trong quá trình từ chối nhận bản tin

 

Đầu tiên, điều này vi phạm luật chống spam vì bạn không được phép ẩn chức năng từ chối nhận bản tin (unsubcribe) hay buộc người nhận nhập mật mã, tham gia khảo sát hay thực hiện những quy trình phức tạp để đăng kí không nhận tin.

 

Thứ hai, điều này sẽ tạo phản ứng ngược. Có thể bạn cho rằng đây là cách khôn ngoan để duy trì số lượng email trong danh sách, nhưng nó sẽ chẳng có tác dụng gì đâu.

 

Người nhận khi không thấy đường link từ chối nhận tin (unsubcribe) hay hiểu hướng dẫn sẽ nhấn ngay vào nút spam hay delete. Và khi email kế tiếp của bạn tới, họ lại tiếp tục hành vi tương tự. Hành vi này càng lập lại càng ảnh hưởng không tốt đến uy tín của bạn và sẽ làm cho quá trình gửi email tới đúng những đối tượng mong đợi nhận sẽ khó khăn hơn.

 

Tránh thế nào: hầu hết các ESP (nhà cung cấp dịch vụ gửi email) đều có những công cụ giúp người nhận từ chối nhận bản tin (unsubcribe) một cách dễ dàng và nhanh chóng. Nếu bạn muốn tích hợp dữ liệu, hãy trao đổi với các ESP để có những phương án tích hợp dữ liệu một cách tối ưu.

 

6. Gửi email chào hàng lại khi người nhận vừa mới mua sản phẩm

 

Chắc hẳn bạn sẽ cảm thấy khó chịu khi vừa mới mua một món hàng nào đó sau khi nh ận thông tin từ email và ngay email sau họ lại gửi một lời chào hàng về chính sản phẩm bạn vừa mới mua!

 

Người gửi email chắc chắn không biết bạn là ai và cũng không biết bạn đã chi bao nhiêu cho sản phẩm vừa mua. Có thể họ đã cập nhật nhưng không sử dụng những thông số về khách hàng để t ích hợp vào thông điệp email mang tính cá nhân hoá.

 

Nh ững điều trên sẽ không thể cải thiện các chương trình email marketing.

 

Tránh thế nào: Một chương trình gửi email mời chào hàng lại là một ý tưởng tuyệt vời để dành lại sự quan tâm của những khách hàng cũ, những người đã dần quên đi những giá trị mà sản phẩm của bạn mang lại. Những chương trình này cũng giúp làm sạch và cập nhật danh sách email khách hàng. Hãy kiểm tra kỹ những thông tin về dữ liệu khách hàng trước khi gửi. Tuy nhi ên bạn cần xem xét kĩ và tổng hợp các thông tin khi mỗi lần tiếp xúc với khách hàng để tạo ra m ột thông điệp mang tính cá nhân hoá cao.

 

7. Gửi nhiều email hơn mong đợi

 

Người nhận sẽ lựa chọn số lần nhận email (theo tuần hay tháng) khi đăng kí nhận bản tin. Việc gửi email với số lượng nhiều hơn cam kết sẽ giết chết danh sách của bạn và tạo ra những than phiền về spam và từ chối nhận bản tin.

 

Tránh thế nào: thiết lập sẵn số lần gửi khi người nhận đăng kí nhận bản tin và hãy tuân thủ theo cam kết. Vào những mùa cao điểm, bạn có thể gia tăng số lần gửi bằng cách tạo ra những danh sách phụ trong một khoảng thời gian giới hạn nhất định và mời những người nhận đăng kí vào danh sách đó.

 

Càng làm hài lòng người nhận thì kết quả sẽ càng tốt hơn

 

Bạn không cần phải là nhà nghiên cứu và phân tích email marketing để biết xem người nhận thích và không thích điều gì. Những kinh nghiệm cá nhân sẽ rất hữu ích cùng với nh ững thông số như tỉ lệ click chuột, conversion, unsubcribe và than phiền v ề spam. Điều gì làm cho bạn chào đón một email hay xoá nó? Hãy sử dụng những hiểu biết này vào chương trình gửi email của bạn.

 

Nếu vẫn còn đau đầu về những vấn đề như tại sao tỉ lệ spam và từ chối nhận tin gia tăng, hãy hỏi họ! Mỗi môt từ chối nhận bản tin có thể giúp bạn hiểu họ muốn g ì.

Hoàng Quân dịch từ iMedia Connection

Henry Chester

"Nhiệt tình là tài sản vĩ đại nhất trên thế giới. Nó đánh đổ cả tiền, quyền lực và tầm ảnh hưởng."

User Menu