hsc0746l(Marketingchienluoc.com) 50 năm trước, Peter Drucker đã từng nói rắng: “bất cứ doanh nghiệp nào cũng có 2 – và chỉ 2 – chức năng cơ bản: sự đổi mới và marketing”

 

Thậm chí tới ngày hôm nay, nhiều nhà lãnh đạo các ngành nghề vẫn còn than phiền rằng chức năng marketing đã và đang bị vỡ vụn.

 

hsc0746lVấn đề số 1: hầu như mỗi công ty đều có những định nghĩa về “marketing” hoàn toàn khác nhau. Với một số công ty, marketing giữ nhiệm vụ sáng tạo nhằm thiết kế những website chuyên nghiệp, những quyển brochure bắt mắt và triển khai những chiến dịch tiêu tốn nhiều ngân sách. Với công ty khác đó là những số liệu về thị phần. Và với nhiều công ty vừa và nhỏ trong lĩnh vực B2B, marketing là một thứ gì đó đắt đỏ và kết quả mang lại vẫn đang là câu hỏi.

 

Trong blog của mình, Mark Stevens có định nghĩa về marketing và vai trò của nó đối với doanh nghiệp:

 

“Thuật ngữ nguy hiểm nhất trong kinh doanh – bộ phận marketing – dường như bên ngoài có vẻ vô hại. Thực ra, nó có thể nghe giống như một thứ tốt đẹp. Công ty có riêng một bộ phận chuyên phụ trách marketing.”

 

Nhưng tạo ra bộ phận marketing lại “chia nhỏ” chức năng marketing, Mark giải thích. Nó tạo ra suy nghĩ rằng bộ phận marketing là một bộ phận độc lập – và chủ yếu tập trung triển khai các chiến dịch cũng như xây dựng các tài liệu marketing sáng tạo. Một khoản chi phí sẽ bị cắt giảm trong giai đoạn suy thoái.

 

“Marketing là quy trình phát triển kinh doanh của một doanh nghiệp”, ông nói thêm. Và khi bạn gắn chức năng marketing vào một phòng ban, chức năng này sẽ trở nên hạn hẹp và độc lập, và không liên quan tới chiến lược kinh doanh. Kết quả là bạn đang làm giảm tác động của chức năng marketing đối với sự vận hành và phát triển của công ty.”

 

Chúng tôi hoàn toàn đồng ý. Marketing không phải là bộ sưu tập những tài liệu marketing đầy sáng tạo hay việc triển khai những chiến dịch tiêu tốn ngân sách nhưng hiệu quả mang lại chưa rõ ràng. Marketing là toàn bộ các quy trình chiến lược nhằm mục đích tạo ra doanh thu, bao gồm:

  • Phát triển chiến lược kinh doanh
  • Tạo dựng công cụ và quy trình triển khai chiến lược và
  • Tạo ra và duy trì khách hàng

Những công ty khôn ngoan xem marketing là một quy trình chiến lược, có liên quan tới nhiều phòng ban và chức năng khác bên ngoài bộ phận marketing như:

  • Cấp quản lý cao cấp
  • Tài chính
  • Kinh doanh
  • Quản trị sản phẩm
  • Dịch vụ khách hàng
  • Nhân sự
  • Công nghệ

Tại các công ty này, tất cả các phòng ban kể trên đều có sự phối hợp với nhau nhằm xây dựng các chiến lược kinh doanh, tạo dựng công cụ và quy trình, phát triển và duy trì nguồn khách hàng dồi dào.

 

Nếu không hài lòng với bộ phận marketing của công ty, hãy xem cách bạn cấu trúc bộ phận này thế nào! Họ có tham gia vào chiến lược hay chỉ tập trung vào các chiến dịch mang tính chiến thuật hay xây dựng tài liệu tiếp thị? Liệu các phòng ban của bạn có hợp tác chặt chẽ với nhau cùng hướng về một mục tiêu chung hay chỉ trích, cạnh tranh và đổ lỗi cho nhau?

 

Nghe quen thuộc phải không? Bạn không chỉ có một mình! Nhưng nếu bạn có những mục tiêu đầy tham vọng, đừng nhìn nhận marketing như là một công cụ tiêu tiền.

 

Hãy nhớ tới lời khuyên của Peter Drucker – công ty có 2 chức năng. Một là sự đổi mới, hai là marketing. Đó là sự nỗ lực của cả công ty, là một quy trình giúp đưa công ty tiến lên phía trước hơn là bị cô lập trên một hòn đảo.


Phạm Vũ Hoàng Quân dịch từ Marketing MO

Pin It
Lord Birdwood

"Nếu ban đầu bạn không thành công, người kế tiếp bạn sẽ thành công"

User Menu