Đây là kết quả xếp hạng thường niên gồm 1.000 ngân hàng trên khắp thế giới do tạp chí ngân hàng uy tín The Banker, một ấn phẩm thuộc tờ Financial Times của Anh, công bố. Đây là xếp hạng do The Banker thực hiện từ thập niên 1970

Ngân hàng JPMorgan của Mỹ chiếm vị trí số 1 trong danh sách những nhà băng mạnh nhất thế giới, trong khi ngân hàng Royal Bank of Scotland (RBS) của Anh chịu thua lỗ nặng nề hơn bất kỳ đối thủ nào.

Đây là kết quả xếp hạng thường niên gồm 1.000 ngân hàng trên khắp thế giới do tạp chí ngân hàng uy tín The Banker, một ấn phẩm thuộc tờ Financial Times của Anh, công bố. Đây là xếp hạng do The Banker thực hiện từ thập niên 1970, dựa trên số vốn cấp 1 (Tier-1 capital) do các ngân hàng nắm giữ.

Trong bảng xếp hạng này, JPMorgan đã vượt lên từ vị trí số 4 trong bảng xếp hạng năm ngoái, lên vị trí số 1 trong xếp hạng năm nay. Đứng thứ hai trong danh sách là ngân hàng lớn nhất nước Mỹ Bank of America (BoA), tiếp đó là Citigroup của của Mỹ và RBS, bất chấp những khoản thua lỗ khổng lồ mà hai ngân hàng này gánh chịu trong năm ngoái.

 
Cơ sở cho sự cải thiện vị trí của JPMorgan chính là nhờ các vụ thâu tóm ngân hàng đầu tư Bear Stearns và ngân hàng tiết kiệm Washington Mutual, trong khi BoA được “nhờ hơi” từ vụ mua lại ngân hàng đầu tư Merrill Lynch.

HSBC, nhà băng hàng đầu của xứ sở sương mù, đã tụt hạng xuống vị trí thứ 5 trong xếp hạng năm nay, từ vị trí số 1 trong xếp hạng năm ngoái. Tuy nhiên, HSBC cũng chính là ngân hàng duy nhất trong top 5 không phải nhờ tới tiền cứu trợ của chính phủ. Theo The Banker, nếu không tính tới sự hỗ trợ của chính phủ, HSBC sẽ đứng ở vị trí thứ ba trong danh sách.

Trong số các ngân hàng châu Á được xếp hạng, ngân hàng Mitsubishi UFJ của Nhật là nhà băng có vị trí xếp hạng cao nhất trong danh sách năm nay, đứng ở vị trí thứ 7, trên Ngân hàng Công Thương Trung Quốc (ICBC) một bậc.

Nếu xét trên phương diện lợi nhuận, “đội sổ” trong xếp hạng của năm nay là ngân hàng RBS của xứ sở sương mù, với khoản lỗ 59,3 tỷ USD, vượt trên khoản lỗ 53 tỷ USD và 47,8 tỷ USD của hai đối thủ Mỹ Citigroup và Wells Fargo.

Tương phản với những con số thua lỗ nặng nề này là mức lãi 21,3 tỷ USD của ICBC trong năm 2008. ICBC được The Banker đánh giá là ngân hàng có mức lợi nhuận cao nhất thế giới trong năm này.
Tất cả 5 ngân hàng kiếm nhiều lợi nhuận nhất thế giới trong năm 2008 đều là các ngân hàng đến từ Trung Quốc và Tây Ban Nha. Trong đó, Ngân hàng Xây dựng Trung Quốc (CCB) đứng thứ hai với lợi nhuận 17,5 tỷ USD, Ngân hàng Santander của Tây Ban Nha với 15,8 tỷ USD, Ngân hàng Trung Quốc (BoC) với 12,6 tỷ USD, và Ngân hàng BBVA của Tây Ban Nha với 9,6 tỷ USD.

Xếp sau Top 5 này là hai ngân hàng Anh, HSBC với lợi nhuận 9,3 tỷ USD và Barclays với mức lãi 8,9 tỷ USD.

Theo The Banker, lợi nhuận của các ngân hàng toàn cầu đã sụt giảm 85% trong năm ngoái, xuống còn 115 tỷ USD, từ mức 781 tỷ USD trong năm 2007. Tỷ lệ lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE) sụt giảm còn có 2,69%, từ mức 20% trong năm trước.
Theo Vietnam Branding
Pin It
Charles M. Schwab (1862-1939)

"Khi một người đặt ra giới hạn về những gì mà anh ta sẽ làm, anh ta đã đặt ra giới hạn về khả năng của mình."

User Menu