Chiến Lược

Vai trò thống trị của Amazon trong điện toán đám mây là không thể phủ nhận. Song, những con số ấn tượng về Office 365 cùng với bất ngờ của Oracle trong thời gian gần đây là dấu hiệu cho thấy Amazon không thể quá tự tin vào những gì mình đang có.
Amazon đã, đang và sẽ là ông vua của đám mây trong vòng nhiều năm sắp tới. Theo báo cáo gần đây nhất của Channel e2e, thị phần đám mây của Amazon là 40%, nhiều hơn cả 3 tên tuổi lớn tiếp theo cộng lại. Cuộc đua đám mây hiện tại về bản chất vẫn là cuộc chiến của riêng Amazon và Microsoft khi chỉ có 2 gã khổng lồ này là có thể công bố những con số tỷ đô ấn tượng. Những gã lớn khác, từ IBM, Oracle cho đến Google, vẫn chỉ là "mắt muỗi" so với Amazon và Microsoft.
Nhưng một loạt những diễn tiến gần đây cho thấy chiến lược đám mây đã thành công trong suốt 10 năm qua của Amazon lại đang có vấn đề.
Khởi đầu đầy đau khổ
Nguồn gốc của AWS nằm ở những vấn đề mà bất cứ một công ty nào cũng có thể gặp phải khi xây dựng hệ thống IT của riêng mình. Khi cơn bão dotcom qua đi và Amazon trở lại với nhịp tăng trưởng khổng lồ, hạ tầng IT của trang bán hàng này ngay lập tức rơi vào tình trạng "hụt hơi". Đi kèm với lượng người dùng liên tục bùng nổ là danh mục sản phẩm ngày một rối rắm và các phép tính phức tạp để cải thiện trải nghiệm (thông số so sánh, review, thuật toán gợi ý...). Đầu thập niên 2000, Amazon liên tục gặp tình trạng quá tải gây gián đoạn đến doanh thu và hình ảnh trong mắt công chúng.
Vấn đề này buộc Benjamin Black và Chris Pinkham (tác giả của bản dự thảo ý tưởng AWS) phải tìm cách tái cơ cấu hạ tầng IT của Amazon. Để có thể mở rộng quy mô kinh doanh và chiều sâu trải nghiệm người dùng cuối, Amazon phải tìm được cách chuyên biệt hóa từng phần của hệ thống thông tin: sức mạnh tính toán phải được tách rời khỏi hệ điều hành và middleware; hệ điều hành và middleware cần phải được tách khỏi các tầng code xử lý nghiệp vụ kinh doanh. Mỗi "tầng" của hệ thống cần được chuẩn hóa để những người làm việc trên "tầng" khác có thể chú tâm làm việc một cách dễ dàng.
Khi đã giải được bài toán này, các nhà lãnh đạo của Amazon bỗng dưng sở hữu một tài sản vô cùng quý giá: một lượng data center khổng lồ với các "dịch vụ" lưu trữ, cơ sở dữ liệu, sức mạnh tính toán được cung cấp thông qua các API và các tài liệu chuẩn mực. Mở các dịch vụ chuẩn mực này ra bên ngoài là bước tiến hoàn toàn tự nhiên để biến nền tảng của Amazon thành nền móng của Internet.
Bộ giáp không đầy đủ
Khởi đầu của AWS chính là lý do vì sao đám mây này thành công tới vậy. Trước khi điện toán đám mây trở nên phổ biến, các doanh nghiệp luôn phải đau đầu với bài toán scalability: làm thế nào để hạ tầng IT có thể mở rộng/thu hẹp một cách dễ dàng, tiết kiệm chi phí và ít ảnh hưởng tới các hoạt động kinh doanh cốt lõi nhất? Với AWS - kẻ dẫn đầu trước Microsoft hẳn 2 năm - Amazon đã biến bài toán ấy trở nên đơn giản hơn rất nhiều.
Song, chính vì sinh ra từ vấn đề hạ tầng mà AWS lại tồn tại một kẽ hở quan trọng: SaaS (cung cấp trọn vẹn dịch vụ phần mềm từ đám mây). Khác với Microsoft, IBM hay Oracle, Amazon không phải là gã khổng lồ có thế mạnh trên lĩnh vực giải pháp phần mềm dành cho doanh nghiệp. Công ty của Jeff Bezos đơn giản là chỉ bán sức mạnh tính toán và không hề có các ứng dụng giống như Office của Microsoft hay Siebel của Oracle để đưa lên mây và bán tới khách hàng.
Điểm yếu này đang trở thành những kẽ hở ngày một trầm trọng trong bộ giáp của Amazon. Tháng 4/2017, CEO Satya Nadella của Microsoft tuyên bố lượng người dùng Office 365 đã đạt tới 100 triệu. Ngay từ năm ngoái, Microsoft cũng đã vượt mặt SAP và Salesforce để trở thành ông hoàng trên lĩnh vực "ứng dụng đám mây", hay còn gọi là "SaaS".
Trong lĩnh vực mà đối thủ lớn nhất đang bành trướng, Amazon hoàn toàn vắng bóng.
Gần đây, doanh thu SaaS của Oracle trong quý tài chính mới nhất cũng đạt mức tăng trưởng 75% và lần đầu tiên cán mốc 1 tỷ USD. Trên đám mây, công ty của Larry Ellison cung cấp vô số các công cụ tối cần thiết cho hoạt động doanh nghiệp, từ phần mềm ERP, phần mềm nhân sự cho tới chăm sóc khách hàng.
Điều này có nghĩa rằng, ứng dụng doanh nghiệp của Oracle, vốn trước đây có thể triển khai lên PaaS hay IaaS của Amazon, nay lại được Oracle cung cấp đầy đủ dưới sạng ứng dụng đám mây. Bằng cách tấn công vào "tầng" cao hơn, gần với người dùng hơn (ứng dụng) thay vì cố đấm ăn xôi vào "sân nhà" hạ tầng của Amazon, Oracle đã tìm ra cách để loại bỏ AWS khỏi mối làm ăn của mình với khách hàng doanh nghiệp.
Đánh trả mạnh mẽ
Dĩ nhiên, một kẽ hở không có nghĩa rằng Microsoft, IBM hay Oracle có thể dễ dàng lật đổ Amazon trong ngày một ngày hai. Trong tương lai gần, phần đông các doanh nghiệp có lẽ vẫn sẽ lựa chọn cách di chuyển middleware và/hoặc hạ tầng phần cứng của mình lên đám mây, bởi đây là cách tiết kiệm chi phí nhất và quan trọng hơn ít gây thay đổi đối tới người dùng cuối nhất. Các công nghệ phần mềm nhưMicrosoft Exchange, IBM Domino hoặc Oracle vẫn đang tương thích khá tốt với các đám mây IaaS/PaaS thông thường. Với người dùng cuối vốn chỉ tiếp xúc với giao diện phần mềm mà không cần biết máy móc đang đặt ở đâu, thay đổi từ triển khai nội bộ lên triển khai đám mây vẫn là một hướng ít "động chạm" đến cách làm việc, quyền lợi và thu nhập nhất.
Dĩ nhiên, không phải lo lắng không có nghĩa rằng Amazon nên đứng yên. Sự phổ biến ngày càng sâu rộng của Office 365 hoặc các công cụ như Slack, Facebook at Work cho thấy người dùng doanh nghiệp đang ngày một cởi mở hơn với các thay đổi do "phần mềm trên mây" mang lại. Khi không khí làm việc trên toàn cầu đang đi dần theo hướng "nghĩ nhanh, thay đổi nhanh" để chống chọi lại với những cuộc cách mạng chóng mặt do startup khởi xướng, thay đổi từ phần mềm on-premises thành SaaS cũng sẽ không còn gặp quá nhiều sự chống đối nữa.
Vậy, Jeff Bezos và Andy Jassy đang có những động thái nào để đánh trả? Mới gần đây, Amazon đã bất ngờ khởi kiện Smartsheet sau khi công ty này thâu tóm được một phó chủ tịch đám mây của Amazon. Bước đi này được các nhà bình luận Phố Wall coi là dấu hiệu Amazon đang tìm cách ra mắt các bộ phần mềm quản lý công việc/làm việc nhóm tương tự như Smartsheet (và Slack, Microsoft Teams...), song điều ít ai nhận ra là công ty của Jeff Bezos đã bộc lộ tham vọng SaaS kể từ đầu 2017 qua các công nghệ như Lex hay Chime.
Không dừng lại ở đây, Amazon cũng có đầy đủ tiền bạc để thâu tóm các thế lực phần mềm doanh nghiệp như Atlassian hoặc Slack. Câu hỏi lớn nhất sẽ là, liệu Jeff Bezos và đồng sự có thực sự coi trọng mối đe dọa đang ngày một lớn dần đến từ Microsoft, IBM và Oracle?
LÊ HOÀNG/Trí Thức Trẻ
- Details
- Category: Chiến Lược
- Hits: 3512

Hiện nay, cuộc sống bận rộn khiến một bộ phận người thành thị hầu như không còn thời gian để đi chợ và sơ chế thực phẩm. Nhắm vào đối tượng ngày càng nhiều này, một số đơn vị, cá nhân tại TP.HCM đã cung cấp dịch vụ đi chợ online.
Theo đánh giá của người trong nghề, đây là một thị trường tiềm năng, sẽ bùng nổ trong khoảng 5 năm tới.
Tiết kiệm tối đa 2 giờ/ngày
Chị Mi Vân, nhà ở Thủ Đức cho biết, chị làm việc ở quận 1 nên thời gian di chuyển mỗi ngày không kẹt xe cũng mất khoảng 45 phút cho quãng đường 9 – 10km, vì vậy, việc đi chợ, sơ chế thực phẩm cho gia đình 5 người thực sự là một áp lực. Gia đình chị lại ít sử dụng thực phẩm đông đá hay chế biến sẵn để qua ngày vì vậy áp lực đi chợ mỗi ngày càng tăng. Nếu chiều muộn chị ghé chợ rồi về sơ chế, ít nhất cũng mất cả tiếng đồng hồ. Nếu ghé siêu thị thì thời gian có thể sẽ lâu hơn. Theo đó, thời gian gần đây, để đỡ mệt mỏi, chị đã mua thực phẩm tươi sống qua dịch vụ đi chợ qua mạng của 3sachfood, Đi Chợ Nhanh.
Chị Mi Vân cho biết chị thường đặt đồ ăn theo ngày. Theo đó, trước 22h mỗi ngày, chị sẽ tính toán, đặt các loại thực phẩm và hẹn giờ cụ thể để bên cung cấp dịch vụ giao vào ngày hôm sau tại nhà hoặc tại cơ quan. Thực phẩm đã được sơ chế nên khi mang về, chị chỉ việc chế biến. Thời gian chế biến khoảng 30 - 45 phút tùy món chị chọn. Trung bình chi phí một ngày cho gia đình 5 người, gồm 2 người lớn và 2 trẻ em là 350.000 - 400.000đ.
Chị Thu Hồng, nhà ở quận 1 nhưng đi làm ở quận Tân Bình cũng cho biết, khoảng 7 tháng trở lại đây, từ khi bắt đầu đi làm lại sau khi sinh con gái thứ 2 thì chị chuyển sang đi chợ online thay vì đi chợ, siêu thị như trước. Chị thường đặt thực phẩm sử dụng trong 2 - 5 ngày.
Thông thường, sau khi tham khảo, quyết định mua loại thực phẩm nào trên website, chị sẽ nhắn online hoặc nhấn vào phần “giỏ hàng, đặt hàng” trên đó để chọn. Sau khi nhận được tin nhắn mua hàng, nhân viên của đơn vị cung ứng thực phẩm sẽ xác nhận, gửi hóa đơn qua email để chị kiểm tra lại về loại thực phẩm cũng như tổng chi phí phải trả. Sau khi chị xác nhận đồng ý, ghi chú thời gian giao hàng thì bên cung ứng thực phẩm sẽ cứ theo thời gian đó mà vận chuyển thực phẩm tới địa chỉ chị yêu cầu. Các loại thực phẩm theo đó đã được sơ chế, đóng gói, hút chân không.
Ngoài sơ chế, đóng gói theo quy chuẩn được bên cung ứng dịch vụ đưa ra, chị có thể yêu cầu thêm, ví dụ như một con cá chia làm 2 bịch, một con gà chặt và chia thành 4 bữa ăn…
Chị Thu Hồng cho biết, một trong những điểm mà chị hài lòng ở dịch vụ này là có đơn vị còn đưa ra combo thực phẩm theo bữa, theo ngày cho người tiêu dùng. Chị có thể đặt theo combo đó hoặc thay đổi một vài loại thực phẩm. Tổng chi phí thực phẩm trong một tuần cho gia đình 3 người lớn vào khoảng 1 - 1,2 triệu đồng. Tổng chi phí này, nếu so với khi đi chợ/siêu thị tương đương nhau nhưng ưu điểm là tiết kiệm thời gian hơn rất nhiều (có khi lên tới 2 giờ/ngày). Đồng thời tiết kiệm cả tiền xăng xe đi lại.
Thị trường rất tiềm năng
Theo ghi nhận hiện nay, tại TP.HCM có khoảng 10 công ty, cá nhân cung ứng dịch vụ đi chợ online, hay có khi gọi là đi chợ thuê. Ví dụ như Adayroi, 3sachfood, Đi Chợ Nhanh, đi chợ thuê, Đi chợ dùm bạn… Cụ thể, các đơn vị này sẽ đăng tải thông tin, giá cả các loại thực phẩm (bao gồm tươi sống, khô, đông lạnh không sơ chế hoặc có sơ chế, sản phẩm chế biến sẵn) trên website bán hàng. Nếu có nhu cầu đặt hàng, người tiêu dùng sẽ ấn trực tiếp vào sản phẩm trên website, cho vào giỏ hàng. Người tiêu dùng cũng có thể đặt hàng qua app, nhắn tin qua tổng đài hay gọi điện trực tiếp, nhắn tin qua Facebook.
Sau khi nhận được đơn hàng, đơn vị, cá nhân cung cấp dịch vụ sẽ xác nhận bằng điện thoại, tin nhắn; gửi hóa đơn qua email để người tiêu dùng kiểm tra loại thực phẩm cũng như tổng chi phí phải trả. Đơn hàng thường sẽ được chốt vào khoảng 21 - 22h mỗi ngày. Đơn hàng sẽ được bắt đầu giao cho người tiêu dùng từ 8h sáng tới 18h ngày hôm sau tùy yêu cầu.
Ông Phan Long - Giám đốc Công ty TNHH Green Healthy với dịch vụ đi chợ online có tên Đi Chợ Nhanh (đường Võ Văn Kiệt, quận 8) nhận xét: dịch vụ đi chợ online đang có nhiều tiềm năng và sẽ góp phần cải thiện năng suất lao động cùng dinh dưỡng mỗi bữa ăn cho các gia đình thành thị. Không chỉ là cung cấp thực phẩm sơ chế một cách thụ động theo yêu cầu của người tiêu dùng, với mỗi loại thực phẩm, Đi Chợ Nhanh còn cung cấp các kiến thức về loại thực phẩm đó cho người tiêu dùng (nguồn gốc xuất xứ, thành phần dinh dưỡng, cách bảo quản, cách chế biến…). Song song đó, sẽ sơ chế, đóng gói theo số lượng gần như chuẩn nhất định (ví dụ, bịch 100gr, bịch 250gr…) để việc sử dụng cho mỗi bữa ăn của người tiêu dùng được hợp lý, không bỏ thừa, không quá ngán.
Cũng theo ông Phan Long, hiện nay mỗi ngày Đi Chợ Nhanh nhận 7 - 12 đơn hàng, số lượng khách vào khoảng 400 người, trong đó có 30% khách sẽ quay lại và thêm khoảng 30% khách mới mỗi tháng. Giá trị bình quân một đơn hàng là 500.000 đồng. Nguồn hàng được chọn lọc từ các nhà cung cấp có thương hiệu.
Dự định tiếp theo của ông Phan Long là liên kết được với người trồng, người sản xuất để tạo ra vùng nguyên liệu ổn định, kiểm soát trực tiếp và chặt chẽ chất lượng sản phẩm. Nếu làm được điều này, không những đảm bảo nguồn gốc thực phẩm mà còn giảm chi phí trung gian, người nông dân, người sản xuất cũng có lợi mà công ty ông và người tiêu dùng cũng được hưởng lợi.
Bên cạnh tiềm năng, dịch vụ đi chợ online cũng có những khó khăn đặc thù. Khó khăn lớn nhất là dịch vụ giao nhận, tiếp nữa là nguồn thực phẩm, làm sao để luôn đảm bảo an toàn tối đa khi tới tay người tiêu dùng (có nghĩa không chỉ nguồn gốc xuất xứ sản phẩm an toàn mà quy trình sơ chế, đóng gói, bảo quản, vận chuyển cũng phải đạt kỹ thuật để đảm bảo an toàn tuyệt đối).
Bà Nguyễn Minh Nguyệt - chủ một tài khoản Facebook chuyên đi chợ giùm cho biết, có những hôm trời mưa, hay người giao hàng không biết đường, khi tìm được đến nhà khách thì thực phẩm đã không còn tươi ngon. Khi đó bà đành chấp nhận đền bù cho khách để giữ uy tín, theo đó, lợi nhuận cũng giảm.
Theo bà Minh Nguyệt, hiện tại mỗi ngày bà nhận trung bình từ 25 - 40 đơn hàng bao gồm cả thực phẩm tươi sống, thực phẩm sơ chế và chế biến sẵn. Tổng chi phí một đơn hàng dao động khá xa nhau, có khi chỉ khoảng 250.000 đồng nhưng cũng có khi đạt 2,5 triệu đồng.
MỘC NHIÊN/DNSGCT
- Details
- Category: Chiến Lược Ngành
- Hits: 4814

Dù bạn là chủ một công ty có hàng trăm nhân viên hay đơn giản chỉ sở hữu một cửa hàng nho nhỏ, để kinh doanh thành công bạn cần có một chiến lược tiếp thị hiệu quả và thường xuyên áp dụng nó. Tuy nhiên, điều này không đòi hỏi bạn phải bỏ ra quá nhiều tiền của cũng như không nhất thiết bạn phải là một thiên tài sáng tạo.
- Details
- Category: Chiến Lược
- Hits: 6126

Tâm lý học có thể được khai thác trong mọi lĩnh vực, dĩ nhiên, marketing không nằm ngoài số đó.
Tâm lý học sẽ là yếu tố dẫn đến sự thành công trong marketing nếu bạn hiểu đúng về nó.
- Details
- Category: Chiến Lược
- Hits: 8482

Nhiều hộ kinh doanh hoạt động tốt, nhưng khi chuyển lên doanh nghiệp (DN) thì thất bại do gặp phải các vấn đề tài chính, như kế hoạch kinh doanh sơ sài, chi tiêu quá nhiều nhưng không đủ nguồn thu...
- Details
- Category: Chiến Lược Doanh Nghiệp
- Hits: 3636

Khoảng một năm trước, phóng viên Shana Lebowitz của trang tin Business Insider đã tham gia một buổi trao đổi về networking (làm quen và xây dựng quan hệ xã hội), do trường đại học cũ của cô tổ chức.
- Details
- Category: Chiến Lược Doanh Nghiệp
- Hits: 6070

Khách hàng thực sự không đòi hỏi quá nhiều. Họ đang mệt mỏi vì sự cường điệu và có cảm giác bị lừa dối. Vì trên thực tế, tất cả chúng ta đều muốn có được giá trị cao nhất từ số tiền mình bỏ ra, dù là mua một phần mềm hay một chiếc mũ.
- Details
- Category: Chiến Lược Doanh Nghiệp
- Hits: 5435

Freeship gần như đã trở thành một chiến lược marketing không thể thiếu của các cửa hàng bán lẻ, đặc biệt là các cửa hàng kinh doanh online.
Đối với các cửa hàng lớn, hoặc các chuỗi cửa hàng, chi phí Freeship gần như không thành vấn đề.
- Details
- Category: Chiến Lược Doanh Nghiệp
- Hits: 3367