Khách hàng thực sự không đòi hỏi quá nhiều. Họ đang mệt mỏi vì sự cường điệu và có cảm giác bị lừa dối. Vì trên thực tế, tất cả chúng ta đều muốn có được giá trị cao nhất từ số tiền mình bỏ ra, dù là mua một phần mềm hay một chiếc mũ.

chia khoa

“Suy nghĩ như những người đi trước” nghe như một lời khuyên lạc hậu.

Tuy nhiên, theo Brian de Haaff – nhà đồng sáng lập, CEO của hãng cung cấp phần mềm lộ trình quản lý sản phẩm Aha!, tác giả cuốn Lovability: How to Build a Business That People Love and Be Happy Doing It (tạm dịch: Cách xây dựng một công ty được mọi người yêu mến) thì ngược lại, đó chính là một trong những bí quyết để vận hành doanh nghiệp thành công trong thời đại ngày nay.

“Những người thời ông bà chúng ta có thể nhìn thấy một ngày mai tươi sáng hơn, nhưng họ cũng biết rằng điều đó phụ thuộc vào chính mình. Họ đặt cả thể xác và linh hồn vào việc xây dựng một cái gì đó có giá trị và tồn tại qua nhiều thế hệ”, Brian de Haaff nhận định.

Trong cuốn Lovability: How to Build a Business That People Love and Be Happy Doing It, Brian de Haaff có kể về câu chuyện lập nghiệp của doanh nhân Isidore Manpearl, đồng thời cũng là “người ông tuyệt vời” của Brian.

Ông Isidore di cư từ Ba Lan đến Mỹ hồi đầu những năm 1900. Sau khi đi khắp các con phố ở New York để tìm việc làm, ông thuyết phục thành công một ông chủ nhà máy may mặc thuê mình về để tạo ra những chiếc mũ thời trang. Dần dần, đến giữa những năm 1930 – 1950, ông đã tự mình xây dựng nên nhiều nhà máy sản xuất mũ.

Brian de Haaff gọi đó là cả một kỳ công, vì ông Isidore đã đến Mỹ với 2 bàn tay trắng, chỉ mang theo bên mình giấc mơ lập nghiệp, một cái tên và dòng địa chỉ của người họ hàng xa.

Ông Isidore Manpearl quyết định nghỉ hưu ở tuổi 50, sau khi bán lại “đế chế sản xuất mũ” của mình và chuyển đến một nơi ở mới. Ông trở thành một nhà văn và sống 46 năm còn lại như một cuộc đời hoàn toàn khác.

“Câu chuyện thành công của ông Isidore là một trường hợp khá ‘cổ điển’ ở Mỹ. Nhưng thành công đó không thể có được nếu không có sự lao động chăm chỉ, hy sinh và tinh thần tự lực. Ông bà chúng ta và những người cùng thời đó tin rằng những giấc mơ sẽ thành hiện thực khi họ làm việc chăm chỉ và tiết kiệm. Còn chúng ta thời nay lại bị tác động bởi những câu chuyện ‘tăng trưởng thần kỳ’ và ‘xây dựng công ty trị giá hàng tỷ đô’. Không may là, nhiều câu chuyện trong số này có xu hướng bị phóng đại chứ không phải là giá trị thực. Đã đến lúc quay lại với cách kinh doanh ‘lỗi thời’ của những người đi trước”, Brian de Haaff cho biết trong một bài viết trên CNBC.

Theo Brian de Haaff, dưới đây là 4 yếu tố không thể thiếu trong triết lý kinh doanh “lỗi thời” nhưng bền vững từ những “người ông” của chúng ta, và chúng phù hợp với mọi lĩnh vực hoạt động của các doanh nhân thời nay:

1. Bền bỉ

Người thời trước không hề được tham gia vào những sự kiện gây quỹ đình đám hoặc có được các sự hỗ trợ khác để khởi nghiệp kinh doanh. Họ cũng không được tiếp cận mô hình kinh doanh “freemium” – mô hình miễn phí (free) các dịch vụ cơ bản để có được nhiều khách hàng, sau đó thu phí các tính năng cao cấp (premium), thường được “hậu thuẫn” bởi các nguồn vốn mạo hiểm.

Họ là một thế hệ những người tự lập. Để tạo nên một sự nghiệp kinh doanh lớn, họ chỉ có mỗi gia đình và bạn bè. Do đó, thành công không đến một cách nhanh chóng, dễ dàng, mà đòi hỏi phải có hy sinh. Họ tập trung vận hành doanh nghiệp hiệu quả chỉ nhằm một mục đích là: giữ cho cánh cửa công ty luôn được mở rộng.

Tinh thần ấy rất cần thiết trong bối cảnh kinh doanh ngày nay. Nó mang đến sức mạnh giúp doanh nhân có thể nói “Không” với bất kỳ điều gì làm xao lãng tầm nhìn của mình.

2. Chính trực

Cho ra đời một sản phẩm tệ hại đồng nghĩa với việc không thể làm ăn lâu dài. Đó là thực tế mà những người ở các thế hệ trước phải đối mặt. Họ phải đặt cược uy tín của chính bản thân vào chất lượng của những thứ mình đang bán.

Nhưng ngày nay, quá nhiều sản phẩm được giới thiệu một cách cường điệu, nhiều thuộc tính bị thổi phồng lên. Không những vậy, nhiều người làm kinh doanh còn có xu hướng tư duy theo kiểu “chỉ cần tung một sản phẩm rẻ hết sức có thể ra thị trường, sau đó nhận tiền về một cách nhanh gọn”.

Nếu bạn muốn công ty mình tồn tại bền vững, hãy bỏ qua cách nghĩ đó và hãy luôn là người hậu thuẫn cho nhân viên và sản phẩm của công ty mình.

3. Các mối quan hệ thực sự

Các doanh nhân thời trước nhận biết khách hàng theo tên của từng người và thực sự quan tâm đến việc giải quyết vấn đề cho họ.

Trong khi có rất nhiều công ty công nghệ ngày nay không thực sự “nhận dạng” khách hàng thông qua tên tuổi (họ thường chỉ tiếp cận với "nickname" của người dùng hoặc địa chỉ email, tài khoản mạng xã hội...).

Tôi tin rằng mọi người vẫn luôn muốn được quan tâm đến những vấn đề của họ và nhận được giải pháp rốt ráo. Vì thế, nếu một khách hàng liên hệ với bạn, hãy phản hồi cho họ một cách nhanh chóng. Nếu một khách hàng không hài lòng, hãy cố gắng giải quyết hiệu quả vấn đề ngay lập tức.

4. Lợi nhuận

Những doanh nhân ở thế hệ trước biết một điều (mà nhiều doanh nhân thời nay gần như đã quên): mục đích của kinh doanh là xây dựng một công ty có lợi nhuận và phát triển bền vững. Nhưng họ xem cách duy nhất để giới thiệu doanh nghiệp và thu về lợi nhuận là cung cấp giá trị, dịch vụ tuyệt vời, nhận biết và quan tâm đến khách hàng của mình.

Nhiều công ty hiện nay quá vội vã “tuyên bố thắng lợi” trước khi làm việc chăm chỉ để chiếm được tình cảm của khách hàng – yếu tố nền tảng để tạo nên thành công bền vững. Chúng tôi đã chứng kiến điều này với Aha!. Nhiiều khách hàng dành thời gian để bày tỏ lòng biết ơn về dịch vụ của chúng tôi. Điều này cho thấy cách tiếp cận theo hướng “lỗi thời” hoàn toàn đúng đắn, và nó cũng chính là nguồn cảm hứng để tôi viết nên cuốn sách Lovability: How to Build a Business That People Love and Be Happy Doing It.

Khách hàng thực sự không đòi hỏi quá nhiều. Họ đang mệt mỏi vì sự cường điệu và có cảm giác bị lừa dối. Vì trên thực tế, tất cả chúng ta đều muốn có được giá trị cao nhất từ số tiền mình bỏ ra, dù là mua một phần mềm hay một chiếc mũ.

Hãy suy nghĩ một cách “lỗi thời”: mang đến cho khách hàng những gì bạn hứa. Bất kỳ một lời hứa suông nào cũng sẽ làm mất đi sự yêu mến từ họ.


BÍCH TRÂM

Nguyên tắc tấn công số 2:

"Tìm một điểm yếu trong số những điểm mạnh của đối thủ dẫn đầu thị trường và tấn công vào điểm yếu ấy"

User Menu