Lĩnh vực kinh doanh trà sữa tỏ ra phân hoá trong những năm gần đây với sự mở rộng mạnh mẽ của Phúc Long, ToCoToCo; trong khi đó các thương hiệu lớn khác trong ngành như Gong Cha, Bobapop, Ding Tea bắt đầu cho thấy dấu hiệu đi lùi.

Thị trường trà sữa trong giai đoạn bùng nổ nhất cách đây 3-4 năm, cho đến thời điểm hiện tại dù đã hạ nhiệt nhưng vẫn có sức hấp dẫn của nó. Các chuỗi cửa hàng trà sữa đã tận dụng cơ hội này qua đó chiếm được thị phần đáng kể trong mảng đồ uống, khiến cho chuỗi cà phê cũng phải dè chừng.

Đối tượng khách chính mà các thương hiệu trà sữa ngắm đến thuộc thế hệ Millennials và Gen Z, đây là nhóm khách hàng trẻ tuổi, chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu dân số và cũng sẵn sàng chi tiêu dùng. Điều này để ngỏ một vùng đất màu mỡ cho các doanh nghiệp, tiềm năng rất lớn nếu biết khai thác đúng cách.

5 năm gần đây chứng kiến sự vươn lên chóng mặt của Phúc Long, thương hiệu trà sữa từng “gây bão” giới trẻ trong Nam, ngoài Bắc. Phúc Long có nguồn gốc từ vùng chè danh tiếng Bảo Lộc (Lâm Đồng) nhanh chóng mở rộng quy mô, từ 10 cửa hàng năm 2015 tăng lên 70 cửa hàng năm 2019.

Năm ngoái, chuỗi này đem về tới 779 tỷ đồng doanh thu, tăng 65%, đồng thời sánh ngang ngửa với các chuỗi cà phê top đầu tư The Coffee House hay Starbucks.

Tuy vậy, Phúc Long vẫn chưa đạt hiệu quả thật cao khi lợi nhuận ròng mới chỉ ở mức 16 tỷ đồng. Những năm trước đó, công ty lãi tượng trưng một vài tỷ, cho dù doanh thu cũng lên tới hàng trăm tỷ đồng.

N3

Phúc Long vượt trội nếu chỉ so các doanh nghiệp trong ngành trà sữa. Nhưng sức tăng trưởng của ToCoToCo cũng là rất đáng chú ý. Doanh thu mỗi năm của thương hiệu này gấp hơn hai lần, đạt 238 tỷ đồng 2019 nhưng lãi cũng không đáng kể.

Cùng quy mô doanh thu với ToCoToCo, chủ sở hữu thương hiệu KOI Thé đem về 244 tỷ đồng năm vừa rồi. Tuy vậy, tốc độ tăng trưởng đã chậm đi nhiều.

Điểm sáng của KOI Thé là biên lãi gộp ở mức cao trong ngành đồ uống, đạt trên 70%, so với ToCoToCo trên 50% và Phúc Long 35%.

Chính nhờ điều này mà lợi nhuận ròng trong giai đoạn 2017-2018 của công ty này xấp xỉ 40 tỷ đồng, bỏ xa các đối thủ, ngay cả với tên tuổi lớn nhất là Phúc Long. Tuy vậy, kết quả năm 2019 bất ngờ rơi xuống còn 14 tỷ đồng.

N4

Các thương hiệu trà sữa lớn như Gong Cha, Bobapop, Ding Tea đều thể hiện sự thụt lùi trong năm ngoái cho thấy trong ngành trà sữa, không phải tất cả đều đang tăng trưởng mà là phân hoá. Như Phúc Long với điểm mạnh là hương vị trà, cũng có định vị tốt trong tâm trí khách hàng nên ngày càng bứt phá và thậm chí chiếm thị phần các đối thủ.

Dần nổi lên trong những năm gần đây nhưng Share Tea cho thấy mức lỗ tăng lên tới 13 tỷ đồng năm ngoái, trên doanh thu 35 tỷ. Ding Tea cũng báo lỗ trong hai năm gần nhất, dao động từ 2-3 tỷ đồng.

Cần lưu ý rằng, nhiều thương hiệu trà sữa sau khi đạt được những thành công nhất định tiến hành nhượng quyền kinh doanh, do đó số liệu kết quả kinh doanh của công ty mẹ có thể chưa phản ánh hết quy mô của thương hiệu đó trên thị trường.

Như ToCoToCo cho biết hiện có khoảng 300 cửa hàng trên toàn quốc với 70% dưới hình thức nhượng quyền. Hay như Gong Cha khoảng 50 điểm bán cập nhật đến hết năm 2019, tỷ lệ nhượng quyền vào khoảng 40%.

(Đổi tiêu đề bởi Brands Vietnam)

Đông A
* Nguồn: CafeF

Pin It
Peter F. Drucker

"Doanh nghiệp tồn tại vì người tiêu dùng chịu trả tiền. Bạn kinh doanh mà làm cho khách hàng hài lòng, thì như thế không chỉ là marketing, còn hơn cả marketing."

User Menu