CTCP Đầu tư Thế Giới Di Động vừa công bố chính thức hợp tác với PT Erafone Artha Retailindo (Erafone), một công ty con của Tập đoàn Erajaya để thành lập liên doanh PT Era Blue Elektronic (thương hiệu Era Blue). 

Theo MWG, trong 10 nước Đông Nam Á, Indonesia rất phù hợp. Là quốc gia có nhiều đảo, Indonesia hiện có diện tích lớn gấp 7 lần Việt Nam, dân số thì gấp khoảng 3 lần. Chưa kể, Indonesia có văn hoá mua sắm tương đồng với Việt Nam, đặc biệt thị trường điện máy còn sơ khai trong khi thị trường điện thoại đang ngang bằng với quy mô Việt Nam.

CTCP Đầu tư Thế Giới Di Động vừa công bố chính thức hợp tác với PT Erafone Artha Retailindo (Erafone), một công ty con của Tập đoàn Erajaya để thành lập liên doanh PT Era Blue Elektronic (thương hiệu Era Blue). Cửa hàng Era Blue đầu tiên dự kiến sẽ mở cửa phục vụ khách vào giữa năm 2022 tại Jakarta.

Nói về lý do chọn Erafone, đại diện là ông Nguyễn Đức Tài nói: "Erafone là một đối tác uy tín trong lĩnh vực bán lẻ điện thoại tại Indonesia mà chúng tôi đã có gặp gỡ và trao đổi nhiều năm trước. Chúng tôi tin rằng với sự cộng tác chân thành của cả Erafone và MWG thì liên doanh Era Blue trong thời gian ngắn sẽ trở thành nhà bán lẻ điện máy số 1 và uy tín nhất tại Indonesia, mang lại nhiều giá trị cho cả Erafone và MWG".

Hiện, Erafone - công ty con của tập đoàn Erajaya, nhà bán lẻ sản phẩm công nghệ số 1 tại Indonesia – đang vận hành mạng lưới khoảng 1.200 cửa hàng bán lẻ rộng khắp Indonesia, cung cấp thiết bị viễn thông, máy tính bảng, laptop và các sản phẩm khác trong cùng hệ sinh thái. Erafone hướng tới trở thành kênh bán lẻ tích hợp thông minh hàng đầu với mạng lưới cửa hàng lớn nhất, cam kết cung cấp các sản phẩm di động và các giải pháp cho người dùng Indonesia.

Trước đó, chia sẻ về kế hoạch "đánh quân" sang xứ người, CEO Đoàn Văn Hiểu Em cho biết từ quý 4/2021, MWG đã xúc tiến tìm kiếm đối tác. Theo MWG, trong 10 nước Đông Nam Á, Indonesia rất phù hợp. Là quốc gia có nhiều đảo, Indonesia hiện có diện tích lớn gấp 7 lần Việt Nam, dân số thì gấp khoảng 3 lần. Chưa kể, Indonesia có văn hoá mua sắm tương đồng với Việt Nam, đặc biệt thị trường điện máy còn sơ khai trong khi thị trường điện thoại đang ngang bằng với quy mô Việt Nam. Đây chính là cơ hội để MWG chinh phục giấc mơ xuất ngoại của mình. Một yếu tố cũng quan trọng không kém chính là luật đầu tư ở nước sở tại. Và Indonesia đang rất cởi mở việc thu hút nhà đầu tư nước ngoài vào.

Thời gian đầu tiên, cửa hàng điện máy của MWG sẽ tập trung ở một số thành phố lớn của Indonesia. Mục tiêu 5 năm MWG sẽ mở một số lượng nhất định. Dù chưa thể tiết lộ về tên gọi cũng như kế hoạch cụ thể, CEO cho biết có thể không chỉ là mục tiêu về quy mô cửa hàng, doanh thu… MWG còn lên cả chiến lược lên sàn.

"Nói về chiến lược ‘oversea’ của MWG, chúng ta phải nhìn lại câu chuyện Công ty đánh quân sang Combodia 5 năm về trước với chuỗi điện thoại mang tên BigPhone. Sau 3 năm hoạt động tại đây, đến cuối năm 2020 MWG đã chuyển đổi hoàn toàn từ chuỗi điện thoại sang chuỗi điện máy và đổi tên thành Bluetronics.

Lúc bấy giờ, chúng tôi có khoảng 20 cửa hàng phải chuyển đổi, song song với việc mở thêm những cửa hàng mới. Tổng số lượng tính đến cuối năm 2020 là 50 cửa hàng Bluetronics, và nguyên một năm 2021 MWG tập trung vận hành khai thác.

Năm qua dù Campuchia cũng bị tác động nặng nề bởi dịch bệnh Covid-19, Bluetronics vẫn vượt qua và đạt được kế hoạch doanh thu. Dự kiến, đến tháng 6/2022 MWG sẽ chạm được điểm hoà vốn tại thị trường này.

Thay vào đó, Công ty sẽ dùng những bài học, kinh nghiệm hoạt động "oversea" có được để đánh quân sang các thị trường khác. Như vậy, năm 2022 với thị trường Campuchia Công ty sẽ mở thâm 10 cửa hàng nữa, còn lại tập trung khai thác thị trường Indonesia", ông Hiểu Em nói.

(Tiêu đề được thay đổi bởi Marketingchienluoc)

Theo Nhịp sống kinh tế

Pin It
Norman MacEwan

"Có người không bao giờ thất bại, vì anh ta không bao giờ chịu thử làm điều gì."

User Menu