Nhiều hàng quán kỳ vọng vào kênh bán đồ ăn qua ứng dụng nhằm giảm chi phí, mở rộng cơ hội tiếp cận khách hàng, đảm bảo an toàn trong Covid-19.

Anh Đào Thuận Lợi, chủ chuỗi Mì cay Larva tại TP HCM đang "nín thở" chờ thông tin về dịch Covid-19. Từ khi bùng dịch vào đầu năm ngoái, doanh thu tại cửa hàng bị ảnh hưởng nặng, trong khi đây vốn là kênh chủ lực của chuỗi này. Trong quý I/2020, tổng doanh thu sụt giảm 70% so với cùng kỳ năm 2019. Đến khi đại dịch được kiểm soát vào giữa năm, mức sụt giảm doanh thu rút ngắn còn khoảng 30% so với cùng kỳ và dần đi vào ổn định từ nửa cuối năm đến nay.

"Nếu không nhờ kênh bán online qua các ứng dụng như Grab, thì mức giảm doanh thu còn nặng nề hơn nữa", anh Lợi chia sẻ.

'Phao cứu sinh' của hàng quán thời dịch

Chủ chuỗi Mì cay Larva cho biết, trong năm qua, khi kênh offline suy yếu, đặc biệt trong những tháng cao điểm chống dịch, mảng bán đồ ăn qua ứng dụng là "phao cứu sinh" của các nhà hàng, quán ăn. Hiện những nền tảng siêu ứng dụng như Grab sở hữu loạt ưu điểm giúp tối ưu vận hành cho doanh nghiệp, hộ kinh doanh, đặc biệt là hàng quán trong thời dịch.

Cụ thể, khách hàng có thể đặt món ăn yêu thích của quán ngay trên ứng dụng. Với khách hàng mới, nhờ khuyến mãi liên tục và các công cụ tối ưu hiển thị, quảng bá thương hiệu mà ứng dụng hỗ trợ, hàng quán có cơ hội tiếp cận khách hàng mới, từ đó tối ưu hóa hiệu quả kinh doanh trực tuyến. Các chương trình ưu đãi được tổ chức thường xuyên cũng là một cách thức giúp các quán ăn tăng hút khách.

Công cụ quản lý quảng cáo GrabMerchant là ví dụ điển hình. GrabMerchant giúp hàng quán đối tác có thể tự tạo một quảng cáo riêng, tự theo dõi hiệu suất quảng cáo và tự điều chỉnh quảng cáo dựa trên ngân sách, nhu cầu của mình ngay trong ứng dụng, qua đó có thêm cơ hội thu hút khách hàng và tăng trưởng doanh thu.

Trong khi đó, chị Phạm Thanh Thủy, hỗ trợ vận hành và marketing của chuỗi thức uống Cộng Rau Má cho biết, ngay từ khi thành lập vào năm 2019, chuỗi thức uống này đã xác định sẽ theo đuổi mô hình mua mang đi (take away). Do đó việc làm sao khai thác các ứng dụng, nền tảng giao đồ ăn trực tuyến một cách hiệu quả là bài toán sống còn. Cộng Rau Má chọn Grab là một trong những nền tảng đầu tiên và sẽ là nền tảng mang tính chiến lược của chuỗi này.

T4
Bán hàng qua ứng dụng tạo kênh tiếp cận khách hàng hiệu quả cho các hàng quán thời dịch. Ảnh: Nam Anh.

Nhờ chiến lược phù hợp, trong năm qua, chuỗi Cộng Rau Má không những không sụt giảm doanh thu mà còn thúc đẩy tăng trưởng 20-30% trong đợt dịch đầu tiên năm 2020 so với tháng 12/2019. Đại diện chuỗi thức uống từ rau má đánh giá cao những hỗ trợ của Grab dành cho đối tác nhà hàng, quán ăn, đặc biệt trong giai đoạn nền kinh tế chung chịu ảnh hưởng từ dịch bệnh.

"Các chiến dịch đẩy mạnh khuyến mãi, ưu đãi của Grab được triển khai rất hiệu quả. Chương trình nào của Grab chúng tôi cũng tham gia và ghi nhận tăng trưởng doanh thu rất tốt. Grab cũng có các chính sách hỗ trợ quảng bá qua Fanpage, tối ưu hiển thị trên ứng dụng... giúp hàng quán chống chọi mùa dịch", chị Thanh Thủy nói.

Xu hướng tất yếu

Theo công ty nghiên cứu thị trường Research and Markets (Mỹ), mảng giao nhận đồ ăn trực tuyến toàn cầu dự kiến đạt hơn 154 tỷ USD vào năm 2023. Trong đó, Việt Nam là quốc gia có nhiều tiềm năng phát triển giao nhận đồ ăn trực tuyến nhờ giới trẻ tiếp cận nhanh chóng các xu hướng hiện đại, phong cách sống đô thị, sự lan tỏa của công nghệ, smartphone và ví điện tử. Nghiên cứu của Kantar TNS cũng chỉ ra rằng, doanh thu thị trường này có tốc độ tăng trưởng trung bình 28,5% một năm, lên tới 449 triệu USD vào 2023.

Giữa lúc Covid-19 vẫn chưa hoàn toàn chấm dứt tại Việt Nam, ứng dụng giao thức ăn hứa hẹn tiếp tục là kênh chủ lực của hàng quán, tạo cầu nối tiện lợi, an toàn giữa nhà hàng, quán ăn và khách hàng. Chị Phạm Thanh Thủy cho biết, đại diện Cộng Rau Má khẳng định, không chỉ trong giai đoạn dịch bệnh, giao đồ ăn trực tuyến đã và sẽ tiếp tục là xu hướng. Đây là mô hình phù hợp thói quen mua sắm, tiêu dùng của dân văn phòng và giới trẻ trong thời đại công nghệ 4.0.

Với Mì cay Larva vốn bám sát mô hình quán ăn truyền thống, anh Đào Thuận Lợi cho biết trong năm nay sẽ đẩy mạnh mô hình take away. Hiện chuỗi có một cửa hàng tại Bình Thạnh và tùy theo diễn biến của dịch bệnh, anh Lợi sẽ cân nhắc mở thêm cửa hàng trong tương lai.

"Bán hàng qua ứng dụng sẽ còn tiếp tục thịnh hành, nhất là khi người người, nhà nhà muốn an toàn phòng dịch và tiện lợi, đặc biệt với dân văn phòng", anh Lợi nói.

Nguồn: Vnexpress

Pin It
Norman MacEwan

"Có người không bao giờ thất bại, vì anh ta không bao giờ chịu thử làm điều gì."

User Menu