Windows 10 của Microsoft được phát hành tuần tới, ngoài nhiều tính năng mới, còn cho phép người dùng nâng cấp miễn phí từ các hệ điều hành cũ hơn. Hệ điều hành Windows của Microsoft hiện đang được vận hàng trên 1,5 tỉ máy tính và thiết bị tin học toàn cầu.

Từ trước tới nay, tiền thu từ bản quyền hệ điều hành Windows - khoảng 50 - 100 đô la Mỹ/bản - cùng các sản phẩm phần mềm chạy trên đó, như Microsoft Office chẳng hạn, tạo thành "cốt lõi" trong lợi nhuận của tập đoàn.

Nhưng việc kinh doanh "phần mềm trả tiền" ngày càng sa sút trước sự cạnh tranh của "phần mềm miễn phí" do các đối thủ của Microsoft thực hiện. Google chẳng hạn, cung cấp hệ điều hành Android, vô số phần mềm và dịch vụ miễn phí. Gần đây, Apple cũng cho người dùng nâng cấp miễn phí lên các hệ điều hành và phần mềm mới, thu lợi từ việc kinh doanh thiết bị phần cứng ngày càng phát triển.

windows 10

Chính sức ép này Microsoft phải tìm ra những cách thức kiếm tiền mới từ sản phẩm Windows trứ danh - nhưng đã bắt đầu thất thế, của mình. 

Áp lực thay đổi còn đến từ sự chuyển dịch của thị trường. Khi Bill Gates khởi nghiệp thì máy tính để bàn (PC) là niềm mơ ước của mọi người và ông Bill mơ ước sao cho mỗi gia đình đều có ít nhất một máy tính (chạy hệ điều hành Windows của Microsoft). Ước mơ đó rồi cũng thành hiện thực nhưng bất đồ Steve Jobs xuất hiện với ước mơ sao cho mỗi người có chiếc máy tính trong...túi quần và thế là điện thoại thông minh (smartphone) ra đời, bắt đầu bằng iPhone của Apple. Ngày nay, số mát smartphone đã cao gấp nhiều lần so với máy PC và ngày càng trăng trong khi số PC (kể cả laptap là PC di động) lại không ngừng giảm xuống, tạo thị trường béo bở cho các nhà sản xuất smartphone và đe dọa sẹ tồn tại của chính Microsoft.

Theo số liệu của Công ty Công nghệ Gartner, trong quý 2/2015, số PC bán ra trên toàn cầu giảm 9,5% so với cùng kì năm ngoái; trong năm nay dự báo chỉ có 300 triệu PC được tiêu thụ, quá thấp so với 1,9 tỉ smartphone được bán ra. Nếu kiên trì với việc bán hệ điều hành cho máy tính PC, khả năng Microsoft lâm vào ngõ cụt là khá rõ.

Để thích ứng, trước tiên Microsoft cần:

  • Cải tiến triệt để hệ điều hành Windows để cho ra Windows 10, vừa chạy được trên PC vừa chạy được trên các thiết bị di động như smartphone và tablet - lĩnh vực mà các hệ điều hành Android của Google và iOS của Apple đang thống lĩnh.
  • Chính sách cung cấp Windows 10 bản cập nhật miễn phí cho các PC đang chạy hệ điều hành Windows 8.1 và Windows 7 là bước đi kế tiếp nhằm làm cho Windows 10 trở nên phổ cập trong thế giới thiết bị truyền thông

Với biện pháp miễn phí Microsoft hy vọng trong vòng 2-3 năm sẽ có ít nhất 1 tỉ thiết bị sử dụng hệ điều hành Windows 10.

Lợi nhuận chia sẻ từ các nhà phát triển ứng dụng trên nền Windows 10 thừa sức bù lại sự thua thiệt về doanh số Windows mà hôm nay Microsoft quyết định "hy sinh".

Chỉ miễn phí cho việc "nâng cấp" Windows từ các phiên bản cũ hơn lên Windows 10 nhưng Microsofr vẫn tiếp tục thu phí bản quyền cho việc cài đặt Windows 10 lên các máy tính PC mới xuất xưởng và máy PC dùng trong doanh nghiệp. Hệ điều hành Windows dùng trong mảng PC doanh nghiệp (mỗi doanh nghiệp có từ vài chục đến hàng trăm máy) là thế mạnh của Microsoft hiện vẫn mang lại cho công ty mỗi năm khoảng 4 tỉ đô la, tương đương một phần tư số lợi nhuận năm tài chính 2014-2015 của Microsoft. Việc bán bản quyền Windows cho các nhà sản xuất máy tính để họ cài đặt lên máy mới xuất xưởng vẫn sẽ được Microsoft tiếp tục, dù chính sách giá có thể thay đổi để cạnh tranh: năm ngoái Microsoft đơn phương giảm phí bản quyền Windows cài trên các dòng máy laptop cấp thấp để đối phó với việc các hệ điều hành miễn phí Ubuntu hoặc Chromebook của Google.

Satya Nadella, CEO của Microsoft cũng vừa quyết định cung cấp Windows miễn phí cho các thiết bị di động có màn hình từ 9 inch trở xuống, coi đây là biện pháp cạnh tranh giành thị trường smartphone và tablet. Cung cấp miễn phí hệ điều hành Windows 10 có thể là bước đi khôn ngoan về chiến lược để giành lại vị trí và thị phần của Microsoft trên thị trường công nghệ thông tin khi  "lợi thế" về số đông người dùng đã trở nên hết sức thiết yếu.

Thái Bình

Theo The New York Times/ TBKTSG

 

 

 

Aristotle Onassis

"Bí quyết kinh doanh là... biết cái điều mà người khác không biết"

User Menu