17877 hungca

Năm 2012, trong khi các công ty trong top dẫn đầu ngành thủy sản như Hùng Vương, Minh Phú, Vĩnh Hoàn đều bị giảm doanh thu, thậm chí thua lỗ, Hùng Cá vẫn ổn định với mức tăng trưởng 20%.

Không chạy theo sóng

Hùng Cá ra đời năm 2006, sau Minh Phú, Vĩnh Hoàn và Hùng Vương nhưng so về tốc độ phát triển Hùng Cá vẫn còn thua xa so với 3 công ty này. Nhưng đến nay mô hình kinh doanh của Hùng cá đã cho thấy sự khác biệt khá rõ so với 3 doanh nghiệp trên.

Trong khi mô hình phát triển của Minh Phú, Hùng Vương, Vĩnh Hoàn là đẩy nhanh mục tiêu phát triển, chấp nhận rủi ro để có doanh thu lớn, thì Hùng Cá lại đi từng bước, chấp nhận doanh thu thấp để an toàn.

Hùng Cá chỉ tập trung vào một thứ: nuôi cá. Công ty đầu tư mạnh vào nguyên liệu cá, sau đó mới mở nhà máy sản xuất. Điều đó đã giúp Hùng Cá không gặp khó khăn về cá nguyên liệu và giữ được mức giá đầu vào ổn định. Do thiếu nguyên liệu, làm giá cá đầu vào tăng cao trong khi giá xuất khẩu thấp, nhiều doanh nghiệp thủy sản phải ngừng hoạt động hoặc bị thua lỗ.

Mô hình phát triển của Hùng Cá tuy không giúp công ty lớn mạnh nhanh, nhưng lại trở thành mô hình phù hợp trong thời kỳ kinh tế khó khăn như hiện nay. Tuy nhiên, để có được Hùng Cá như bây giờ, ông Trần Văn Hùng, Chủ tịch của Công ty Hùng Cá, phải mất gần 30 năm lăn lộn với vùng nuôi cá.

Ăn chắc mặc bền

Năm 1976, ông sang Campuchia nuôi cá. Sau 10 năm, ông Hùng đã tích lũy được khoảng 10 cây vàng và về nước đầu tư bè nuôi cá. Lúc này, cá tra vẫn chưa là loại cá xuất khẩu chính của Việt Nam và các doanh nghiệp thủy sản chủ yếu là công ty nhà nước.

Năm đó (1986), đất nước bắt đầu bước mở cửa và việc giao thương với các nước dần dần trở nên dễ dàng hơn. Tuy nhiên, vẫn chưa có nhiều doanh nghiệp tư nhân ra đời. Và ông Hùng vẫn chỉ tập trung nuôi cá bán cho các công ty thủy sản nhà nước.

Sinh ra trong một gia đình nghèo đông anh em nên ông Hùng không dám mạo hiểm. Chính vì vậy năm 1997, khi các công ty tư nhân bắt đầu được thành lập ông vẫn chỉ tập trung nuôi cá. Lúc này, Minh Phú đã có nhà máy được 5 năm và công ty Vĩnh Hoàn đã ra đời. Mặc dù chỉ nuôi cá nhưng ông Hùng vẫn thu được khoảng 4 tỉ đồng/năm và nổi tiếng với cái tên Hùng cá.

Đến năm 2005, ông đã có trong tay 40 ao nuôi và sản lượng cá bán ra thị trường gần 20.000 tấn, thu về hàng trăm tỉ đồng. Năm đó, cả Minh Phú, Hùng Vương lẫn Vĩnh Hoàn đã phát triển và có thị trường xuất khẩu lớn. Hùng Cá vẫn chỉ nuôi cá.

Năm 2006, ông mới thành lập công ty mang tên Hùng Cá với vốn đầu tư 60 tỉ đồng. Công ty bắt đầu sản xuất và tìm kiếm thị trường xuất khẩu, trong khi các doanh nghiệp thủy sản khác đã có chân trên thị trường xuất khẩu của châu Âu.

Thế nhưng với chiến lược phát triển thận trọng, Công ty thoát khỏi khó khăn trong 2 năm gần đây. Năm 2011, Hùng cá đã đạt doanh thu 2.000 tỉ đồng.

Năm 2012, Hùng Cá bắt đầu xây dựng 2 nhà máy chế biến thức ăn thủy sản và bột cá, dầu cá tại Đồng Tháp. Ông Hùng cho biết Công ty chỉ tập trung đầu tư trong ngành chứ không đầu tư ngoài ngành.

Theo Nhịp cầu đầu tư.

Pin It
Nguyên tắc tấn công số 2:

"Tìm một điểm yếu trong số những điểm mạnh của đối thủ dẫn đầu thị trường và tấn công vào điểm yếu ấy"

User Menu