thi-truong-quang-caocuoc-choi-cua-nhung-ong-lon b92a5Có vẻ như cuộc chơi trong làng quảng cáo Việt nằm phần lớn trong tay những tập đoàn lớn quốc tế. Trong đó 4 tên tuổi tiêu biểu gồm WPP, Omnicom, Dentsu và InterPublic.

Với tốc độ phát triển nhanh chóng của truyền thông, quảng cáo có vai trò ngày càng quan trọng đối với hình ảnh doanh nghiệp. Quảng cáo càng ấn tượng, thu hút người xem thì doanh nghiệp và các sản phẩm càng dễ đi sâu vào tiềm thức người tiêu dùng. Tuy nhiên ít người biết ai là người tạo ra những tác phẩm sáng tạo trên hay các công ty lớn tại Việt Nam như Vinamilk, Pepsi, Nokia,... ký hợp đồng với hãng quảng cáo nào.

Phần lớn công ty lớn tại Việt Nam là khách hàng của WPP

WPP có lẽ là cái tên khá xa lạ đối với người Việt. WPP là tập đoàn quảng cáo, truyền thông vương quốc Anh lớn nhất thế giới thành lập năm 1971. Theo xếp hạng của Forbes, tập đoàn này đứng thứ 355 trong số 2.000 công ty lớn nhất thế giới. Tại Việt Nam, WPP có 7 công ty con trong mảng quảng cáo gồm: ADK, Bates CHI&Partners, Grey, JWT, Ogilvy & Mater Worldwide, OgilvyAction và Y&R. Ngoài ra tập đoàn này còn sở hữu 16 công ty con khác trong hoạt động trong lĩnh vực truyền thông, nhận diện thương hiệu như Kantar Media, Maxus,...

Trong số 7 công ty con về quảng cáo, JWT và Ogilvy & Mather Worldwide là 2 công ty tỏ ra nổi trội hơn cả. JWT là hãng quảng cáo quốc tế đầu tiên đặt trụ sở tại Việt Nam và hiện là thương hiệu dẫn đầu trong giới quảng cáo. Công ty này cung cấp dịch vụ cho doanh nghiệp lớn tại Việt Nam gồm Unilever, HSBC, Bayer, Pepsico, Ford, Nokia, Johnson & Johnson, Mobifone,...

Công ty con khác của WPP là Ogilvy & Mather Worldwide được thành lập năm 1994. Công ty này cũng dành được khá nhiều hợp đồng từ các công ty lớn như Kimberly- Clark Vietnam, Kodak, Vedan, Nestle,...

thi-truong-quang-caocuoc-choi-cua-nhung-ong-lon3 19238

Các quảng cáo thực hiện bởi JWT

Omnicom- đại gia quảng cáo đến từ Mỹ

Omnicom là tập đoàn quảng cáo lớn nhất nước Mỹ thành lập năm 1986, cung cấp các dịch vu như quảng cáo, Marketing, PR,... Tập đoàn này được tờ Forbes lựa chọn vào danh sách 400 công ty lớn nhất tại Mỹ. Ngoài ra hãng này còn được Wall Street Journal xếp hạng nhất trong ngành quảng cáo tính theo lợi nhuận trung bình 10 năm dành cho cổ đông.

Tại Việt Nam, Omnicom có 3 công ty con trong lĩnh vực quảng cáo cũng là 3 thương hiệu lớn của tập đoàn gồm: BBDO, TBWA, DDB. TBWA tỏ ra nổi trội hơn so với hai người anh em khi dành được hợp đồng quảng cáo với những tập đoàn lớn như GE Vietnam, Megastar, Abbott, Biere Larue,...

Thị trường quảng cáo- cuộc chơi của những ông lớn (2)

Clip quảng cáo Dielac của Vinamilk thực hiện bởi TBWA

Dentsu lại là lựa chọn của các doanh nghiệp Nhật Bản

Đây cũng là điều dễ hiểu bởi Dentsu là hãng quảng cáo lớn đến từ Nhật Bản. Công ty này được thành lập khá sớm vào năm 1901. Theo thông tin từ Forbes, hãng quảng cáo với hơn 21,5 nghìn nhân viên này hiện đứng đầu thế giới về doanh thu với con số năm 2012 gần 23 tỷ USD.

Dentsu đặt chân đến Việt Nam vào năm 1996 tại Thành phố Hồ Chí Minh. Hiện Dentsu Vietnam có khoảng 60 nhân viên. Phần lớn khách hàng của Dentsu Vietnam là các công ty Nhật Bản gồm Ajinomoto, Canon, Dai-ichi Life, Toyota, Panasonic,...

Thị trường quảng cáo- cuộc chơi của những ông lớn (3)

Các đối tác quảng cáo của Dentsu

So găng tứ đại gia quảng cáo hiện có mặt tại Việt Nam

Ngoài WPP, Omnicom, Dentsu thì Interpublic cũng là một tập đoàn quảng cáo lớn trên thế giới tham gia vào cuộc chơi. Interpublic là tập đoàn quảng cáo của Mỹ có tuổi đời xấp xỉ Dentsu, thành lập năm 1902. Tuy nhiên đây là hãng có quy mô bé nhất trong 4 đại gia làng quảng cáo Việt. Tại Việt Nam, hãng này cũng thành lập 4 công ty con gồm Draftfcb, Initiative, Lowe, UM tuy nhiên chỉ có Lowe ghi lại dấu ấn. Công ty con này là đối tác quảng cáo của một loạt thương hiệu lớn gồm Chivas Regal, Omo, LifeBouy, Nescafé, Clear,...

Thị trường quảng cáo- cuộc chơi của những ông lớn (4)

Một số khách hàng của Lowe Việt Nam

Có vẻ như cuộc chơi trong làng quảng cáo Việt nằm phần lớn trong tay những tập đoàn lớn quốc tế. Với lợi thế về quy mô, kinh nghiệm và công nghệ của mình thì bốn hãng này có lợi thế nổi trội so với các công ty khác cùng ngành. Vốn dĩ đầu tư vào quảng cáo, thương hiệu có chi phí lớn đối với doanh nghiệp nhưng lại khá rủi ro khi giá trị thu về chỉ mang tính vô hình. Chính vì vậy việc lựa chọn những tập đoàn lớn trên thế giới có kinh nghiệm giúp doanh nghiệp giảm thiểu rủi ro cũng là điều dễ hiểu.

Thị trường quảng cáo- cuộc chơi của những ông lớn (5)

So sánh 4 tập đoàn quảng cáo lớn năm 2012

Kim Thủy

Theo Trí Thức Trẻ.

Pin It
Nguyên tắc tấn công số 4:

"Quá trình theo đuổi cũng không kém phần quan trọng chính cuộc tấn công"

User Menu