Dù số liệu rất khả quan về ngành bán lẻ thương mại điện tử nhưng nếu so sánh với Trung Quốc, tỷ lệ này ở Việt Nam vẫn còn khá thấp. Hiện tượng này từng được chủ tịch Thế Giới Di Động Nguyễn Đức Tài lý giải trong chương trình Shark Tank Forum 2021.

Thế Giới Di Động vận hành một cửa hàng hoành tráng chỉ mất chi phí dưới 8% doanh thu. Đây là con số trong mơ đối với các doanh nghiệp TMĐT để giao được hàng đến tay khách hàng.

Theo Statista, giá trị thị trường thương mại điện tử ở Đông Nam Á đã tăng 24 lần trong vòng 6 năm qua, từ 5 tỉ USD năm 2015 lên 120 tỉ USD năm 2021; và dự kiến đạt 234 tỉ USD vào năm 2025. Thị trường thương mại điện tử (TMĐT) bán lẻ Việt Nam được dự báo tăng 300%, từ 13 tỉ USD năm 2021 lên 39 tỉ USD vào năm 2025.

Báo cáo của Lazada năm 2021 cho biết 58% người tiêu dùng Việt cho rằng họ sẽ tiếp tục mua sắm hàng bách hoá trên nền tảng TMĐT bởi sự tiện lợi và thói quen này sẽ vẫn duy trì với 53% thừa nhận rằng mua hàng bách hoá trực tuyến đã trở thành một phần trong cuộc sống của họ.

Bên cạnh đó, người tiêu dùng Việt Nam cũng sẵn sàng chi tiêu trực tuyến nhiều hơn. Dữ liệu cho thấy tỷ lệ người tiêu dùng trực tuyến mua sắm trên 5 triệu đồng trong năm 2020 tăng lên đáng kể so với năm 2019. Sàn TMĐT này cũng từng ghi nhận giá trị một đơn hàng cao nhất lên đến 300 triệu đồng và 50 triệu đồng trên LazMall – hệ thống gian hàng chính hãng trong năm 2021.

Dù số liệu rất khả quan về ngành bán lẻ thương mại điện tử nhưng nếu so sánh với Trung Quốc, tỷ lệ này ở Việt Nam vẫn còn khá thấp. Hiện tượng này từng được chủ tịch Thế Giới Di Động Nguyễn Đức Tài lý giải trong chương trình Shark Tank Forum 2021. “Tại sao bán hàng trực tuyến (online) tại một số nước như Trung Quốc đang ‘đè’ bán hàng truyền thống (offline) còn Việt Nam thì chưa?”, đây là câu hỏi ông Tài thường xuyên nhận được.

Ông Tài cho rằng bản chất câu chuyện không hề đơn giản. Chủ tịch Thế Giới Di Động chia sẻ câu chuyện hồi năm 2010, khi Thế Giới Di Động mở cửa hàng ở đường Cộng Hoà thì có một nhà đơn vị bán lẻ ở tỉnh Quảng Châu, Trung Quốc sang chơi. Sau khi họ về nước, lập tức dẫn sang 40 người sang học hỏi Thế Giới Di Động. Điều này khiến ông Tài thấy lạ và cho đến khi sang Trung Quốc tham quan thì mới nhìn ra vấn đề của nhà bán lẻ này.

“Một cái shop của mình 100m2 bán 1.000 cái điện thoại 1 tháng, shop của họ 300m2 bán 700 điện thoại 1 tháng. Tôi nói ông ‘chết là chắc’, bởi vì tiền thuê trên doanh thu chiếm từ 20-25%. Ông làm như vậy, Samsung bán cho ông phải lời gấp đôi ông mới đủ tiền trả. Trong khi đó tiền thuê trên doanh thu của tôi chỉ dưới 2% thôi”, ông Tài chia sẻ.

Với tỷ lệ chi phí thuê trên doanh thu của Thế Giới Di Động dưới 2%, ông Tài bảo đảm còn rẻ hơn chi phí logistics của các đơn vị đang kinh doanh thương mại điện tử hiện nay. Ông Tài lấy dẫn chứng ngay chính Bách Hoá Xanh cũng làm thương mại điện tử và chi phí logistics để có thể giao một túi hàng đến khách hàng đang chiếm đâu đó khoảng 10% trên doanh thu.

“Với cuộc chơi một ông bỏ ra 2% cho tiền thuê mặt bằng và một ông bỏ ra cho DC, logistics, khuyến mãi tè le này thì cuộc chơi này không có hồi kết. Chỉ có khi nào có ai đó rút máu ra khỏi các bạn thương mại điện tử thì các bạn đó chết bất đắc kỳ tử thôi. Và có nhiều bạn bị rút máu giữa chừng và ‘đi’ lắm rồi. Đây là cuộc chơi để tạo thói quen dữ dằn. Nhưng thói quen nó là một chuyện, cho đến ngày bạn không cam kết được hiệu quả so với các ông offline. Bây giờ vận hành một cửa hàng hoành tráng như vậy, (chi phí thuê) Thế Giới Di Động đang dưới 8% doanh thu. Các bạn có tin các ông TMĐT giao hàng đến nhà khách hàng và chi phí dưới 8% không? Bảo đảm đó là con số nằm mơ của những ông này”, Chủ tịch Thế Giới Di Động khẳng định chắc như đinh đóng cột.

Trên thực tế, thử so sánh chi phí thuê cửa hàng của Thế Giới Di Động so với doanh thu của FPT Retail qua các năm.

Theo thuyết minh báo cáo tài chính hợp nhất của FPT Retail từ năm 2016-2021, chi phí thuê, sửa chữa cửa hàng của công ty này rơi vào khoảng 208-658 tỷ đồng. So sánh với doanh thu thuần, chi phí thuê mặt bằng của FPT Retail dao động từ 1,9%-3,2%.

Trong khi đó với ngành thương mại điện tử, hiện logistics vẫn là chi phí chiếm tỷ trọng khá lớn. Trong một lần trả lời báo Người lao động, đại diện Tiki cho biết logistics tại Việt Nam chưa thực sự hiệu quả. Đơn cử, với một đơn hàng có giá trị 10 đồng, chi phí logistics có thể lên đến 2,5 đồng (tương đương khoảng 25%). Vì vậy đơn vị này cho rằng để logistics trong TMĐT hiệu quả hơn, không chỉ áp dụng công nghệ mà còn cần xây dựng và phát triển kho bãi, từ đó cắt giảm các lớp trung gian, đẩy nhanh thời gian xử lý hàng hoá, giảm chi phí.

Nguồn Internet

Pin It
Thomas A. Edison

"Thiên tài là một phần trăm cảm hứng cộng với chín mươi chính phần trăm mồ hôi."

User Menu