Là một nền tảng công nghệ kết nối hàng trăm ngàn lao động độc lập với hàng triệu người dân, Gojek đối mặt với nhiều khó khăn khi ngành gọi xe công nghệ và các thành viên trong hệ sinh thái chịu tác động trực tiếp từ đại dịch.

Gojek tạo ra một tổng đài kết nối tài xế và hành khách vào năm 2010, sau này là một ứng dụng gọi xe công nghệ.

Việc một doanh nghiệp có thể phát triển được lâu dài hay không thì ngoài kết quả hoạt động kinh doanh, sẽ không thể thiếu được những tác động của doanh nghiệp đó đối với môi trường xung quanh.

Gojek là một câu chuyện độc đáo, khi nền tảng gọi xe công nghệ có xuất phát điểm tại Indonesia này tích hợp chiến lược kinh doanh và mục tiêu mang đến tác động tích cực cho cộng đồng trong một mô hình kinh doanh chung: Tạo ra giá trị chia sẻ (CSV – Creating Shared Value). Từ khi hoạt động ở Indonesia vào năm 2010 và tại Việt Nam từ năm 2018, Gojek đã nhìn thấy một số vấn đề có thể được giải quyết bằng nền tảng công nghệ, bắt đầu từ sự bất cân đối cung – cầu thị trường, khi các bác tài xe ôm truyền thống ngồi ở các ngã tư chờ khách thường không có thu nhập ổn định, trong khi khách hàng không tìm được xe vào thời điểm cần di chuyển.

Với việc vận dụng mô hình CSV, Gojek tạo ra một tổng đài kết nối tài xế và hành khách vào năm 2010, sau này là một ứng dụng gọi xe công nghệ, để vừa giải quyết bài toán nói trên, vừa tạo ra giá trị kinh tế. Cho đến ngày nay, mô hình này đã chứng minh là tạo ra sự phát triển bền vững cho doanh nghiệp.

CSV mang lại giá trị kinh tế bền vững cho doanh nghiệp

Khác với cách kinh doanh truyền thống, doanh nghiệp áp dụng CSV sẽ quan tâm nhiều hơn đến những giá trị mà doanh nghiệp có thể chia sẻ với cộng đồng và các bên có liên quan trước khi thiết lập những mục tiêu về lợi nhuận, doanh thu và thị phần. Trong mô hình này, thành công tài chính thường song hành với những giá trị mang đến cho xã hội.

Ông Phùng Tuấn Đức, Tổng Giám đốc Gojek Việt Nam, chia sẻ: “Với mô hình CSV, Gojek sẽ tìm cách để tạo ra được những tác động tích cực cho các đối tác thông qua những sản phẩm, dịch vụ của mình. Những tác động tích cực này cũng sẽ giúp Gojek phát triển. Có thể nói CSV chính là một mô hình Win – Win, đôi bên cùng thắng, tạo ra giá trị kinh tế bền vững với cả doanh nghiệp, hệ sinh thái của doanh nghiệp cũng như cộng đồng xung quanh”.

Trong câu chuyện của Gojek, tác động thứ nhất dễ nhận biết là việc tạo ra cơ hội thu nhập cho các tài xế, giúp họ được tiếp cận công nghệ và cách làm dịch vụ chuyên nghiệp, trong khi nâng cao tính hiệu quả, minh bạch và an toàn khi kết nối người dân có nhu cầu với các tài xế.

Tác động thứ 2 là với các nhà hàng, đặc biệt là nhà hàng vừa, nhỏ và siêu nhỏ, chiếm phần lớn số lượng cửa hàng đang hoạt động trên nền tảng đặt món trực tuyến GoFood của Gojek. GoFood mở ra cơ hội tiếp cận nền kinh tế số cho các cửa hàng kinh doanh ẩm thực, mang đến cho họ thêm một kênh bán hàng mới với mạng lưới khách hàng không bị bó hẹp trong phạm vi giới hạn về địa lý.

Cuối cùng, với người tiêu dùng, mong muốn của siêu kỳ lân này chính là gỡ bỏ các rào cản trong cuộc sống liên quan đến việc đi lại, ăn uống cũng như thanh toán của người dân. Gojek liên tục đưa ra những sản phẩm, tính năng mới để đáp ứng nhu cầu của người dùng và trong quá trình đó đã tạo ra và nâng cao sinh kế cho các đối tác của doanh nghiệp. Cả hệ sinh thái đều được hưởng lợi từ các dịch vụ trên nền tảng.

CSV đem lại hy vọng cho nhiều người trong đại dịch

Nếu như năm 2020, những đợt dịch đầu tiên được ví như “lửa thử vàng” để thách thức nội lực của doanh nghiệp, thì năm 2021, với đợt dịch thứ 4 gây ảnh hưởng nặng nề đến đời sống, kinh tế, xã hội, mô hình CSV được xem như ngọn hải đăng dẫn đường giúp Gojek vững vàng tay lái.

Là một nền tảng công nghệ kết nối hàng trăm ngàn lao động độc lập với hàng triệu người dân, Gojek đối mặt với nhiều khó khăn khi ngành gọi xe công nghệ và các thành viên trong hệ sinh thái chịu tác động trực tiếp từ đại dịch. Khi TP.HCM và Hà Nội lần lượt áp dụng Chỉ thị 16 của Thủ tướng Chính phủ, tất cả các dịch vụ ở Hà Nội của Gojek đều tạm đóng, ở TP.HCM chỉ vận hành dịch vụ giao hàng GoSend và dịch vụ đặt thực phẩm và nhu yếu phẩm tại các siêu thị, cửa hàng tiện lợi trên GoFood.

Những lúc khó khăn, cần tìm giải pháp cho các kế hoạch kinh doanh cũng như việc vận hành trong thời kỳ đặc biệt chưa từng có tiền lệ, theo ông Đức chia sẻ, Gojek lại quay về với những giá trị mà doanh nghiệp theo đuổi từ đầu, tập trung mang đến tác động xã hội trong mọi quyết định kinh doanh.

Trong thời kỳ cao điểm của dịch bệnh, Gojek được biết đến là hãng gọi xe công nghệ đầu tiên và duy nhất đưa ra chương trình hỗ trợ tài xế bằng tiền mặt, với tổng trị giá 4,15 tỉ đồng.

Để tạo điều kiện cho các tài xế duy trì hoạt động giữa những hạn chế nghiêm ngặt của đợt giãn cách xã hội kéo dài, Gojek đã chủ động phối hợp với các cơ quan chức năng để đẩy nhanh việc triển khai tiêm vaccine cho tài xế, giúp họ có thêm “tấm khiên” bảo vệ, yên tâm hoạt động để mưu sinh, đảm bảo nhịp sinh hoạt thường nhật của người dân thành phố trong giai đoạn giãn cách. Vào thời điểm đó, việc ưu tiên tiêm vaccine cho đối tượng tài xế được đánh giá là một bước đi chiến lược kịp thời nhằm đảm bảo sự liền mạch của chuỗi cung ứng thành phố.

Một trong những sáng kiến truyền nhiều cảm hứng nhất của Gojek là “Biệt đội GoCar – Xông pha chống dịch”, được triển khai thần tốc chỉ trong 2 tuần vào giữa thời điểm dịch bệnh căng thẳng nhất tại TP.HCM.

Theo ông Phùng Tuấn Đức, cũng xuất phát từ câu hỏi “Thành phố đang cần gì?”, Gojek nhận thấy nhu cầu di chuyển an toàn của các y bác sĩ tuyến đầu chống dịch đang rất cấp thiết, trong khi dịch vụ vận tải gần như đóng băng. Vượt qua rất nhiều thách thức về thời gian và các trở ngại từ quy định giãn cách, những chuyến xe GoCar đưa đón y bác sĩ được Gojek tài trợ miễn phí đã lăn bánh vào tháng 8/2021. Những chuyến xe GoCar thời gian này là sự kết tinh quá trình chuẩn bị trước đó của Gojek nhưng bị trì hoãn do dịch bệnh, cùng với các tiêu chuẩn về an toàn phòng dịch của dòng sản phẩm GoCar Protect.

Để không ai bị bỏ lại phía sau

Gojek cũng tạo cơ hội cho nhóm người yếu thế được tiếp cận gần hơn với các giải pháp cải thiện sinh kế trong lĩnh vực ăn uống trên nền tảng số. Chương trình “Để không ai bị bỏ lại phía sau” của Gojek đã hỗ trợ “số hoá” những quán ăn, nhà hàng truyền thống và giúp đỡ gia đình các đối tác tài xế khởi nghiệp kinh doanh ăn uống trên nền tảng số. Rất nhiều chủ nhà hàng là các bà, các dì, các mẹ – những người chưa từng sử dụng điện thoại di động – đã được hướng dẫn để khởi nghiệp với gian hàng online trên nền tảng GoFood của Gojek để nhận đơn hàng, tiếp cận với khách hàng mới, từ đó có thêm thu nhập để trang trải cho bản thân và gia đình.

“Làm tài xế Gojek một thời gian, mỗi ngày tôi nhận rất nhiều đơn hàng giao đồ ăn GoFood. Nhìn các nhà hàng, quán ăn tất bật chuẩn bị đơn hàng, tôi cũng mong ngày nào đó được làm chủ một gian hàng online để có điều kiện lo cho mẹ”, anh Thanh Sử, đối tác tài xế Gojek, chia sẻ. Nhiều học viên khác trong chương trình “Để không ai bị bỏ lại phía sau – Mùa 2” cũng xuất phát từ động lực tương tự, mong muốn tìm một hướng đi mới cho sinh kế của gia đình.

Ý tưởng mở cửa hàng Bún đậu – Cơm Ngự Thiện của anh Thanh Sử đã trở thành hiện thực nhờ những kiến thức bài bản từ khoá học của Gojek về quy trình chế biến món ăn, an toàn thực phẩm. Kỹ năng quản lý tài chính, cách vận hành, quản lý gian hàng online cũng giúp anh và các học viên khác thêm tự tin khi bắt đầu khởi nghiệp trong lĩnh vực ăn uống.

Ông Phùng Tuấn Đức cho biết thêm: “Gojek chỉ có thể phát triển khi các đối tác, khách hàng của Gojek phát triển. Quan hệ tương hỗ này tạo thành một vòng xoáy trôn ốc theo hướng đi lên, với những vòng tròn lớn là hệ sinh thái không ngừng lớn mạnh của Gojek”.

Có thể nói, mô hình kinh doanh mà Gojek tiên phong thực hiện từ những ngày đầu đã thể hiện rõ mối quan hệ không thể tách rời giữa tăng trưởng kinh doanh và tạo ra các tác động xã hội tích cực.

Cộng đồng là đích đến

“Mọi quyết định và chiến lược kinh doanh của Gojek từ trước tới nay và cả sau này đều phải trả lời câu hỏi: Giá trị chúng tôi chia sẻ với hệ sinh thái là gì?”, ông Phùng Tuấn Đức nhấn mạnh.

Những “trái ngọt” Gojek đạt được trong giai đoạn COVID-19 là bằng chứng thuyết phục về sự thành công của mô hình CSV. Khi được hỏi về hướng đi sắp tới của Gojek tại Việt Nam, vị Tổng Giám đốc trẻ cho biết CSV sẽ tiếp tục trở thành kim chỉ nam của công ty, giúp doanh nghiệp này tiếp tục mang lại những giá trị mới sâu rộng hơn cho thị trường Việt Nam.

Nguồn Nhịp cầu Đầu tư

Pin It
Carrie

"Đàn ông có thể đã tìm ra lửa, nhưng chính đàn bà mới tìm ra cách chơi với lửa."

User Menu