business-strategies ded1eSử dụng 7 chiến lược kinh doanh dưới đây, bạn sẽ xây dựng được một cơ sở vững chắc cho hoạt động kinh doanh của mình. Chiến lược kinh doanh bài bản là chìa khóa dẫn đến thành công.

1. Nhận biết chính mình

Trong kinh doanh, bạn cần phát huy những thế mạnh để cố gắng thực hiện khát vọng của mình.

Nếu khát vọng của bạn mờ nhạt hoặc không cảm nhận được thì bạn sẽ khó đạt được thành công hơn và bạn phải đầu tư nhiều thời gian hơn.

Nếu bạn đã từng có khát vọng, nhưng sau đó khát vọng này trở nên mờ nhạt, thì bạn cần tìm hiểu xem lý do vì sao để có thể điều chỉnh.

2. Nhận biết hoạt động kinh doanh của mình

Làm thế nào bạn có thể đưa ra được những quyết định quan trọng nếu như bạn không có được những thông tin cần thiết? Điều quan trọng sống còn là bạn cần có những kênh thông tin cần thiết về tài chính, sản xuất, thị trường liên quan đến hoạt động kinh doanh của mình để có thể xem xét, phân tích và đưa ra những điều chỉnh, chiến lược kinh doanh phù hợp.

3. Nhận biết thị trường của mình

Xu hướng nào đang tác động đến thị trường của bạn? Thị trường của bạn đang tăng trưởng, mở rộng hay thu hẹp? Ai đang thâm nhập thị trường hoặc ai rút khỏi thị trường? Sản phẩm/dịch vụ nào đang có nhu cầu cao, sản phẩm/dịch vụ nào đang không có nhu cầu? Đó là những thông tin cực kỳ cần thiết khi bạn tiến hành đánh giá hoạt động kinh doanh định kỳ, lập kế hoạch tài chính và kế hoạch kinh doanh.

4. Nhìn nhận trong một bức tranh rộng lớn

Khát vọng là quan trọng, nhưng cần phải có một xu hướng thị trường phù hợp với khát vọng đó. Các xu hướng có vị trí đặc biệt quan trọng đối với việc lập kế hoạch dài hạn. Vấn đề đặt ra là làm thế nào để bạn có thể phát huy tốt nhất và giành lợi thế của những xu hướng đó trong hiện tại và tương lai? Hãy xác định cả vị trí hiện tại và vị trí kỳ vọng của bạn trong thị trường, sau đó đưa ra một kế hoạch để hướng tới mục tiêu đó.

5. Áp dụng công nghệ một cách khôn khéo

Hàng năm, bạn cần tiến hành phân tích kỹ lưỡng những công nghệ có thể áp dụng để từ đó lựa chọn phương án tối ưu cho hiện tại và tương lai. Khi lựa chọn công nghệ, cần tính kỹ đến vốn đầu tư liên quan. Nếu không phải là chuyên gia trong lĩnh vực này, tốt nhất bạn hãy thuê người khác thực hiện công việc này.

6. Tính đến việc hợp tác với bên ngoài

Hãy tính đến việc cần làm gì để đem lại hiệu quả cao nhất trong kinh doanh. Xuất phát từ nhận thức đó, bạn có thể tính đến việc thuê, ký kết hợp đồng hoặc thành lập liên minh chiến lược với các đối tác trong những lĩnh vực bạn cần.

7. Lập kế hoạch bài bản dựa trên những phân tích kỹ lưỡng và khoa học

Tình hình kinh doanh của doanh nghiệp bạn hiện tại thế nào? Bạn muốn doanh nghiệp vươn tới đâu và bạn sẽ làm gì để đạt được mục tiêu đó? Việc lập kế hoạch sẽ trở nên dễ dàng khi bạn nhận biết rõ về doanh nghiệp mình, đánh giá triển được vọng thị trường và có những phân tích kỹ lưỡng trên cơ sở khoa học.

Hãy sử dụng các phân tích về thông tin hoạt động, xu hướng thị trường và xu hướng phát triển kinh tế để từ đó tìm ra những cơ hội tốt nhất cho doanh nghiệp. Cần xác định mục tiêu, làm thế nào để đạt được những mục tiêu đó, cần nguồn vốn bao nhiêu?

Theo Lan Chi

Báo Đầu tư.

Pin It
Robert Heller (chủ bút Mỹ)

"Quản lý hiệu quả luôn luôn hàm nghĩa hỏi đúng câu cần hỏi".

User Menu