Năm 2020, người tiêu dùng Việt không những mua hàng trực tuyến nhiều hơn mà còn cởi mở hơn với những sản phẩm và không gian mua sắm mà họ chưa từng biết đến.

Thay vì chủ động tìm kiếm sản phẩm trên kênh thương mại điện tử, họ thích mua những mặt hàng “vô tình” nhìn thấy khi trải nghiệm trên không gian số hơn. Xu hướng này mang đến cơ hội tăng trưởng cho doanh nghiệp thông qua Discovery Commerce: trải nghiệm mua sắm thông qua việc khám phá.

Bài viết được biên tập dựa trên chia sẻ của ông Khôi Lê, Head of Global Business Group Facebook Việt Nam tại Hội nghị CEO & CMO Summit Vietnam 2020 do MMA tổ chức vào ngày 30/9 vừa qua tại TP.HCM.

Trong những năm gần đây, Internet dần trở thành một phần thiết yếu trong lối sống hiện đại. Đặc biệt từ thời điểm COVID-19 bùng phát, nhiều hoạt động kinh doanh phải chuyển lên môi trường số, càng làm cho internet ăn sâu bén rễ vào hành vi con người.

Theo Facebook, trong năm 2020, 46% người tiêu dùng Việt cho biết họ thường xuyên mua hàng trên nền tảng thương mại điện tử và mạng xã hội. Điều này giúp cho tỉ lệ mua sắm trực tuyến tăng thêm 14% so với cùng kỳ năm 2019. Không những chi tiêu nhiều hơn, họ còn mua nhiều loại mặt hàng hơn. Trung bình, một người tiêu dùng số Việt Nam mua sản phẩm ở 5,2 ngành hàng khác nhau, tăng thêm 1,3 lần chỉ trong vòng 1 năm. Điều này tạo cơ hội cho đa dạng công ty tham gia vào nền kinh tế số.

T5

Tuy nhiên, điểm đáng chú ý là gần 70% người tiêu dùng số cho biết họ không xác định trước sẽ mua mặt hàng gì và trên kênh nào, nhưng họ mua hàng trực tuyến ngày càng nhiều hơn.

Điều này được lý giải khi người tiêu dùng Việt mua sắm trên khoảng 5,7 website, tăng 42% so với cùng kỳ năm 2019. Nghĩa là, họ không mua sắm trên một nền tảng cố định, mà lang thang trên nhiều nền tảng khác. “Người Việt thích mua hàng online. Họ cởi mở với những sản phẩm cũng như nền tảng mua sắm mới”, ông Khôi cho biết thêm.

Vậy, những thay đổi này có ý nghĩa như thế nào đối với doanh nghiệp?

Trong bối cảnh xu hướng mua sắm mới, doanh nghiệp đừng chờ đến lúc người tiêu dùng chủ động tìm kiếm và mua sản phẩm của mình, điều thường thấy ở kênh thương mại điện tử. Hãy để những sản phẩm phù hợp tự tìm đến khách hàng có nhu cầu, và môi trường mạng xã hội là lý tưởng nhất. Bởi đây là nơi mà người tiêu dùng số thường xuyên truy cập và duyệt thông tin một cách không chủ đích. Khi không tìm kiếm điều gì cụ thể, họ càng dễ dàng đón nhận các sản phẩm và thương hiệu mới hơn. Đó chính là mục tiêu của Discovery Commerce: hình thức mua sắm dựa trên hành trình khám phá của người dùng trên mạng xã hội.

T6

Sự khác biệt giữa e-Commerce (thương mại điện tử) và Discovery Commerce

Đào sâu về Discovery Commerce, hiểu đơn giản, đây là hệ thống các công cụ của Facebook được hỗ trợ bởi dữ liệu và máy học, giúp dự đoán nhu cầu của khách hàng và đối sánh sản phẩm với những người có khả năng yêu thích chúng nhất. Hình thức này cung cấp khả năng mua sắm dễ dàng với ít thao tác hơn. Đối với khách hàng, họ sẽ cảm thấy việc tìm thấy sản phẩm thật tình cờ. Còn đối với nhà tiếp thị, đây là cách giúp họ tìm ra chìa khoá kinh doanh, tạo ra nhiều nhu cầu hơn cho khách hàng để phục vụ mục tiêu tăng trưởng.

Doanh nghiệp nên ứng dụng Discovery Commerce như thế nào?

1. Tận dụng dữ liệu người dùng

Muốn ứng dụng thành công Discovery Commerce, doanh nghiệp cần biết rằng các thông tin về nhân khẩu học đã lỗi thời khi nói đến việc thấu hiểu khách hàng. Mỗi người tiêu dùng có những sở thích, tính cách và nhu cầu riêng. Chỉ những nền tảng sở hữu loại dữ liệu trên mới đủ khả năng hiển thị những nội dung mà người dùng quan tâm. Các dữ liệu này lấy từ những nguồn như website, ứng dụng di động, tại cửa hàng, hay hệ thống CRM.

T7

2. Tiếp thị và quảng cáo dựa trên dữ liệu thu được để sản phẩm tìm đúng đối tượng mục tiêu

Sau đó, công nghệ học máy sẽ được sử dụng để đưa những quảng cáo phù hợp nhất đến các đối tượng mục tiêu và nhanh chóng chuyển đổi họ vào giai đoạn mua hàng.

Đồng thời, dựa trên dữ liệu có sẵn, nhà tiếp thị dựa vào đó để triển khai các nội dung (content) thú vị, cá nhân hoá để thu hút người tiêu dùng quan tâm đến sản phẩm của mình.

3. Thiết kế trải nghiệm mua sắm thuận tiện

Cuối cùng, trải nghiệm mua hàng phải được thiết kế đơn giản và nhanh chóng để khuyến khích người xem mua hàng ngay lập tức. Càng nhiều quá trình này được lặp lại, hệ thống càng trở nên thông minh và hiệu quả hơn. Đặc biệt, các hoạt động khai thác dữ liệu cần dựa trên sự tôn trọng quyền riêng tư và cá nhân của người dùng.

Tóm lại, Discovery Commerce sẽ là kênh mua sắm mới vừa tạo sự tiện lợi cho người tiêu dùng số, vừa giúp doanh nghiệp có thêm những cơ hội kinh doanh táo bạo hơn.

* Nguồn: MMA Việt Nam

Pin It
Popular Mechanics, 1949

"Máy tính trên ENIAC được trang bị 18,000 ống chân không và cân nặng 30 tấn, trong tương lai máy tính chỉ còn cần khỏang 1,000 ống chân không và có lẽ sẽ chỉ cân nặng khỏang từ 1/2 cho đến 1 tấn."

User Menu