Dữ liệu sản phẩm nghèo nàn, thông tin cung cấp không có giá trị, giao diện nhàm chán, hình ảnh xấu... sẽ khiến khách hàng chỉ vào website một lần rồi "bỏ đi" hẳn.

1. Hiển thị sản phẩm sơ sài

Chỉ có vài món hàng được giới thiệu trên trang web, thông tin sơ sài, sản phẩm không được phân chia theo danh mục hàng hóa cùng loại hay thương hiệu... là tình trạng chung của những website bán hàng nhàm chán. Để giải quyết vấn đề này, website bán hàng cần có một danh sách đầy đủ các mặt hàng, chia thành nhiều mục cụ thể như sản phẩm bán theo mùa, giảm giá, sản phẩm "hot"...

2. Giá bán không rõ ràng

Giá bán sản phẩm là yếu tố bị nhiều người khiếu nại khi mua hàng trực tuyến vì mức giá được chủ website niêm yết chưa thêm vào các chi phí phụ thu như phí giao hàng, thuế, quy đổi ngoại tệ... Vì vậy khi khách hàng nhận hóa đơn tổng thể thường xảy ra tranh cãi vì mức tiền phải trả tăng cao.

Do đó, website bán hàng cần có niêm yết giá cụ thể gồm giá sản phẩm và các chi phí kèm theo như giao hàng, thuế, đổi trả, các tùy chọn thanh toán... Hoặc nếu miễn phí vận chuyển, website cũng nên ghi rõ như một cách để "ghi điểm" với khách hàng.

3. Kích cỡ sản phẩm không rõ ràng

Việc khách hàng không rõ về kích thước sản phẩm khiến họ phân vân về tính tương thích của mặt hàng với không gian trong nhà, hoặc muốn mua hàng cỡ nhỏ nhưng lại nhận sản phẩm cỡ lớn... Để tránh nhầm lẫn, cần nêu rõ các loại kích thước của sản phẩm đang có và chú ý đến việc chuyển đổi hệ thống đo lường cho phù hợp với từng thị trường.

Ngoài ra có thể sử dụng video hay các nội dung đa phương tiện khác để khách hàng có được cái nhìn thực tế để chọn sản phẩm phù hợp.

website ban hang

4. Lượng hàng hóa có sẵn không rõ ràng

Một số trang web không có tính năng hiển thị mặt hàng đó có còn trong kho hay không nên khách hàng sau khi đặt mua xong mới được thông báo đã hết hàng.

Vì thế, website nên hiển thị rõ ràng số lượng để người dùng biết một mặt hàng cụ thể hiện còn bao nhiêu, nếu hết hàng thì sẽ bán lại trong thời gian bao lâu, hoặc tư vấn cho khách hàng có thể để lại thông tin, nhân viên sẽ báo ngay lập tức khi hàng về.

5. Thông tin khuyến mãi không rõ ràng

Tình trạng có ít mặt hàng được giảm giá trên website hoặc nếu có thì thông tin không chính xác về mã sản phẩm và mức giá giảm, hay chọn xong sản phẩm giảm giá thì hàng đã bán hết. Do đó, website cần thông báo rõ các chương trình khuyến mãi, thời gian áp dụng và các điều kiện áp dụng (ví dụ đợt khuyến mãi sẽ kết thúc khi hết thời gian hoặc kết thúc sớm khi hết số lượng mặt hàng áp dụng).

6. Hình ảnh đơn điệu, không đầy đủ

Số lượng hình ảnh ít, một số sản phẩm có hình minh họa, một số khác thì không, chất lượng hình ảnh không đồng bộ, ảnh bị nhòe, không đủ các chi tiết hay đưa hình sản phẩm không đúng với thực tế... là những yếu tố rất dễ gây "nản lòng" người dùng. Giải pháp đưa ra là bên cạnh hình ảnh chất lượng cao, đẹp, chính xác, chủ website còn có thể cung cấp nhiều video để khách hàng có cái nhìn đa dạng hơn.

7. Trình duyệt tương thích cao

Hiện tại, bên cạnh máy tính để bàn thì các thiết bị di động khác như smartphone, tablet, latop cũng rất phổ biến. Do vậy cần xây dựng một trình duyệt linh hoạt, có tính tương thích cao với nhiều hệ điều hành và đủ loại kích cỡ màn hình. Ngoài ra, chủ website cũng nên xây dựng những tính năng để người dùng có thể tương tác với website như tạo tài khoản, chat, để lại lời nhắn hay tính năng chia sẻ thông tin...

Công cụ tìm kiếm sản phẩm cũng phải có độ phản hồi nhanh, cho ra kết quả chính xác với việc sắp xếp hợp lý (chia kết quả theo giá, loại sản phẩm, thương hiệu...). Đồng thời, việc tạo công cụ để khách hàng có thể báo ngay lập tức các lỗi hiển thị trên trang cũng giúp doanh nghiệp quản lý website hiệu quả hơn.

Minh Trí

Theo Vnexpress

Pin It
Carrie

"Đàn ông có thể đã tìm ra lửa, nhưng chính đàn bà mới tìm ra cách chơi với lửa."

User Menu