Ngày nay, các cửa hàng bán lẻ mở ra ngày càng nhiều dẫn đến không tránh khỏi sự cạnh tranh khốc liệt. Có không ít các cửa hàng kinh doanh thất bại, phải nhượng bán hoặc đóng cửa. Vậy nguyên nhân là do đâu?

kdthatbai

Đầu tư quá nhiều vào sản phẩm và cơ sở hạ tầng khi mới bắt đầu kinh doanh

Một cửa hàng được đầu tư trang trí đẹp mắt, tiện nghi chắc chắn sẽ gây ấn tượng tốt với khách hàng, tuy nhiên hãy có sự cân đối hợp lý để đảm bảo doanh thu của bạn đủ để khấu hao cho các cơ sở hạ tầng đó và đủ để thực hiện các hoạt động marketing, xây dựng kênh phân phối cho cửa hàng. Với sản phẩm cũng vậy, đừng vội vàng đầu tư số lượng quá lớn khi chưa có sự kiểm nghiệm thực tế các sản phẩm đó có phù hợp với phần đông khách hàng của bạn hay không.

Đặt cược mạo hiểm

Một nhà kinh doanh thông minh sẽ không đặt cược tất cả vào một sản phẩm hay một nhà cung cấp. Hãy tưởng tượng sản phẩm và nhà cung cấp giống như những quả trứng vàng, khi đem để hết trứng đựng vào một giỏ, liệu bạn có chắc chắn rằng cái giỏ đó không thể rơi vỡ ?

Tích trữ quá nhiều hàng trong kho

Việc tích trữ quá nhiều hàng trong kho không những tốn nhiều về mặt chi phí như chi phí bảo quản, chi phí kho bãi, chi phí khấu hao... mà còn có thể dẫn tới tình trạng ứ đọng vốn do không lưu chuyển được tiền - hàng. Bạn sẽ không đủ kinh phí để trang trải cho các hoạt động kinh doanh, cũng như hạn chế khả năng đầu tư lớn khi có cơ hội.

Cố làm hài lòng và đáp ứng tất cả khách hàng

Phần lớn các cửa hàng có xu hướng làm hài lòng tất cả các khách hàng đến với cửa hàng bởi mục tiêu doanh số. Tuy nhiên, bạn cần biết chính xác đối tượng khách hàng bạn muốn hướng đến là ai và tập trung vào đối tượng đó, bởi chính họ sẽ mang lại lợi ích lâu dài cho cửa hàng. Ngoài ra, với mỗi nhóm đối tượng sẽ có những quan điểm, suy nghĩ khác nhau dẫn đến cách thức phục vụ khác nhau. Vì vậy, bạn cần xây dựng dịch vụ khách hàng thực sự hiệu quả để đảm bảo khách hàng của bạn sẽ nhận được những giá trị tốt nhất, và chắc chắn rằng họ sẽ không tìm thấy được điều tuyệt vời đó ở một cửa hàng khác ngoài cửa hàng của bạn.

Không trung thực với khách hàng

Chắc chắn không cửa hàng nào đáp ứng được tất cả mọi yêu cầu của khách hàng, nhất là với những khách hàng khó tính. Việc hứa hẹn quá nhiều và không thực hiện, hay nói quá về sản phẩm của mình là điều tối kỵ. Người Việt Nam ta có câu “Một sự bất tín, vạn sự bất tin”, trung thực với khách hàng sẽ tạo ra sự tin tưởng và khi đó họ có thể sẵn sàng bỏ qua những điểm chưa hoàn thiện của sản phẩm hay dịch vụ của cửa hàng.

Chi tiêu sai mục đích

Đôi khi các chủ cửa hàng sẵn sàng chi mạnh tay cho những xa xỉ phẩm, thậm chí không phục vụ nhu cầu tại cửa hàng. Những nhà quản lý thông minh cần biết rõ tình hình tài chính tại cửa hàng và có cách thức chi tiêu phù hợp.

Nhiều chủ cửa hàng vay tiền để bù lỗ cho những khoản đầu tư cũ không sinh lợi. Việc này nhìn bề ngoài có thể cho bạn ảo giác rằng các khoản nợ cũ đã được hoàn trả tốt, nhưng với khoản nợ mới không tạo ra lợi nhuận để trả nợ cho chính nó, doanh nghiệp lại sẽ đi vay để tiếp tục trả nợ? Cần tỉnh táo để sử dụng hiệu quả số tiền bạn đi vay.

Không tiết kiệm cho các chu kỳ đi xuống

Nền kinh tế thị trường về cơ bản có tính chu kỳ. Rất nhiều chủ cửa hàng lạm dụng doanh số bán hàng hoặc các khoản tăng đột biến vào các mục đích không sinh lời. Khi nền kinh tế suy thoái, hoặc xu hướng đột ngột thay đổi, hay đối thủ cạnh tranh mới xuất hiện chiếm lĩnh thị phần, bạn sẽ không đủ nguồn lực tài chính để ứng phó trước những biến động đó. Vì vậy, lời khuyên đối với các nhà quản lý đó là hãy trích lập dự phòng tối thiểu 20% doanh số hiện tại.

Không phân tích, đo đạc các số liệu kinh doanh

Các nhà quản lý cần nhạy bén với các xu hướng mới và những vấn đề rủi ro có thể phát sinh, để có chiến lược kinh doanh phù hợp. Việc đầu tư hay thu hẹp không thể dựa vào cảm tính chủ quan. Hãy thống kê bằng những con số cụ thể, đo đạc, để phân tích và dự báo tương lai luôn là điều cần thiết.

Theo muaban

Ngọc Hải 

Pin It
Winston Churchill

"Nếu bạn dẹp một thị trường tự do, bạn tạo ra một thị trường chợ đen."

User Menu