Để điều hành một doanh nghiệp thành công, bạn không thể dành thời gian để nuôi dưỡng những khách hàng tồi. Hãy tránh (hoặc loại bỏ) họ và bạn sẽ rảnh rang để tập trung vào những khách hàng thú vị và ghi nhận đúng đắn giá trị của bạn.

Nếu đã kinh doanh một thời gian, hẳn bạn có ít nhất là một khách hàng tồi. Trong khi một số doanh nhân có vẻ sinh ra đã có thế lực vô hình ngăn chặn giúp những khách hàng tồi, thì những người khác lại thu hút họ như bữa ăn trưa picnic thu hút lũ kiến.

Nếu bạn thuộc kiểu thứ hai, thì vẫn có hi vọng. Bạn cũng có thể học cách khoanh vùng những khách hàng tồi trước khi họ bòn rút thời gian của bạn và doanh nghiệp.

Có nhiều kiểu khách hàng tồi, được phân loại theo những đặc điểm khó chịu nhất định. Dưới đây là 6 kiểu người trong số đó:

kiểu khách hàng

1. Những người lãng phí thời gian

Thời gian là tiền bạc, và thành công tài chính của công ty bạn tùy thuộc vào việc sử dụng thời gian một cách hiệu quả. Những khách hàng nói rằng họ muốn một thứ và sau đó thay đổi ý kiến hết lần này đến lần khác sau khi bạn đã cung cấp chính xác thứ họ bảo họ cần đã lãng phí thời gian của bạn và khiến hiệu suất của bạn kém đi. Mỗi ngày chỉ có bằng đó thời gian, vì vậy đừng phung phí nó với những khách hàng tồi luôn phá vỡ qui trình làm việc của bạn.

2. Những kẻ bòn rút năng lượng

Cùng với thời gian, năng lượng là hàng hóa có giá trị và dễ bán nhất của doanh nhân. Những khách hàng thiếu cởi mở, thiếu hợp tác hoặc khó chịu sẽ bòn rút năng lượng của bạn. Chiến thuật của họ có thể dao động từ việc gây hấn thụ động dai dẳng cho tới lăng mạ, chửi bới bằng lời. Tồi tệ nhất là sự tiêu cực của họ có thể lây lan. Hãy tránh xa những người tên ma cà rồng này trước khi bạn bị họ "hút máu".

3. Những người thích cò kè bớt 1 thêm 2

Những khách hàng cứ quấy rầy để bạn phải hạ các mức phí là những người không thực sự coi trọng (và sẽ không bao giờ coi trọng) giá trị của những thứ bạn cung cấp. Tuy nhiên cũng có những ngoại lệ. Các khách hàng đang cố gắng đưa công ty phát triển có thể có nguồn vốn hạn chế, hoặc có thể đang làm việc phục vụ cho một sự nghiệp mà bạn cũng nhiệt tình ủng hộ. Chỉ cần bạn ý thức được điều gì thực sự quan trọng với mình, và đặt ra những ranh giới rõ ràng liệu có nên chấp nhận những trường hợp ‘từ thiện’ hay không.

4. Những người lưỡng lự mua hàng

Một số người thích đi mua sắm lòng vòng và cân nhắc tất cả các phương án trước khi chọn sẽ chi tiền như thế nào. Chắc chắn không có gì sai với việc đó chừng nào những hành động của họ cho thấy họ nghiêm túc trong việc tìm đúng thứ phù hợp với nhu cầu cụ thể của họ. Hãy cẩn thận. Sự thiếu quyết đoán của họ có thể là một lời cảnh báo cho thấy họ sẽ lặp lại hành động đó khi các bạn bắt đầu làm ăn với nhau.

5. Những người hay phê phán và phàn nàn

Một số khách hàng không bao giờ hài lòng dù bạn có làm gì để chiều họ. Khi khách hàng đưa ra lời phản hồi tiêu cực về cửa hàng hoặc công việc bạn làm, thì điều quan trọng là quyết định xem ý kiến đó có giá trị đến đâu và có những cải tiến như đã chỉ ra. Nhưng có những người có thói quen luôn phê phán và phàn nàn về mọi thứ vì không có cái gì là đủ tốt với họ. Tốt nhất là tránh những khách hàng tồi này bất cứ khi nào có thể.

6. Những người trả chậm

Bạn đang điều hành một công ty, và việc đó đòi hỏi dòng tiền mặt ổn định, vì vậy những khách hàng không thanh toán hóa đơn đúng hạn sẽ phá hỏng sự ổn định tài chính của bạn. Nhưng có lẽ quan trọng hơn là, những người luôn trì hoãn việc trả tiền đã không ghi nhận đầy đủ giá trị bạn đem lại cho công ty họ. Khi các khách hàng không thanh toán đúng thời hạn chót, hãy giữ vững lập trường của bạn. Nếu bạn đã làm đúng trách nhiệm của bạn, thì họ cũng cần làm đúng trách nhiệm của họ. Những người thường xuyên lặp lại việc thanh toán chậm còn xa mới là những khách hàng lý tưởng.

Để điều hành một doanh nghiệp thành công, bạn không thể dành thời gian để nuôi dưỡng những khách hàng tồi. Hãy tránh (hoặc loại bỏ) họ và bạn sẽ rảnh rang để tập trung vào những khách hàng thú vị và ghi nhận đúng đắn về bạn.

(Dịch từ Entrepreneur)

Theo Hoclamgiau

Pin It
Charles M. Schwab (1862-1939)

"Khi một người đặt ra giới hạn về những gì mà anh ta sẽ làm, anh ta đã đặt ra giới hạn về khả năng của mình."

User Menu