banhangonlineDự đoán, tốc độ tăng trưởng trung bình tính về giá trị của ngành thời trang sẽ tăng khoảng 4% cho tới năm 2015. Trong khi đó, các tín đồ thời trang đang hình thành xu hướng săn hàng hiệu giá tốt từ các website bán lẻ trực tuyến.

Ông Sumit Pillai, Giám Đốc Kế hoạch Chiến lược Vùng của tập đoàn G2/Grey Group Việt Nam cũng nhận định, “Đối mặt với tình trạng suy thoái của nền kinh tế và với thói quen “mua sắm thông minh” của người tiêu dùng, các nhà bán lẻ ngành thời trang sẽ thấy tương lai tươi sáng hơn nếu họ biết cách bắt kịp với xu hướng kinh doanh online”

Thu nhập cao vẫn có nhu cầu mua giá tốt

Hiện nay, tầng lớp giàu có và những người giàu mới nổi ngày càng trở nên tinh tế và đòi hỏi cao đối với các thương hiệu may mặc cao cấp cả ở chất lượng, mẫu mã cũng như mức độ “nổi tiếng” của thương hiệu.

Mặt khác, dù có thu nhập cao và sẵn sàng mua, người tiêu dùng lại đang hình thành thói quen săn hàng giá tốt. Thói quen này bao gồm kiểm tra, xem xét kỹ một món hàng của tất cả các thương hiệu, đi tham khảo tại các cửa hàng và hỏi ý kiến bạn bè trước khi quyết định mua. Họ sẵn sàng trả tiền cho món đồ mình yêu thích nhưng phải đảm bảo món hàng mình mua mang lại các giá trị khác nữa chứ không đơn thuần chỉ là sắm một món đồ giá cao.

Thói quen săn giá tốt đã được các công ty trong nước tận dụng và khai thác hiệu quả. Một chiếc quần Jean giảm giá còn 200$ vẫn nằm bất động tại cửa hàng trong 3 tháng thì lại có thể nhanh chóng được bán hết trong vòng 24h ngay sau khi được đăng tải trên các website bán lẻ uy tín.

Các công ty mua theo nhóm đã biến cửa hàng, shop thành nơi “tham khảo” và họ còn thúc đẩy mua hàng bằng cách khuyến khích khách hàng comment (bình luận) tích cực trên website của họ.

Những gì các công ty này làm đã cho thấy một thực tế đó là khách hàng cao cấp vẫn dành thời gian và tiêu tiền online. Và ngay cả khi có nhiều khách hàng cao cấp ưa thích cách mua sắm truyền thống, họ vẫn tìm đến các website bán lẻ để tham khảo và sẵn sàng mua sắm trực tuyến nếu các giao dịch này an toàn và đáng tin cậy hơn.

Ông Sumit Pillai, Giám Đốc Kế hoạch Chiến lược Vùng của tập đoàn G2/Grey Group Việt Nam

Người tiêu dùng “chịu chi” cho mua sắm trực tuyến

Trên thực tế, thống kê về sử dụng thẻ tín dụng trong giao dịch bán lẻ năm 2012 của Euromonitor cho thấy mức tăng trưởng 55% so với năm 2011, đạt 13.6 tỷ VND và tỷ lệ tăng trưởng hàng năm cộng dồn (CARG) của giao dịch bằng thẻ tín dụng dựa đoán sẽ tăng khoảng 23%.

Như vậy, hình thức “mua trước, trả sau” không còn là một khái niệm mới đối với người tiêu dùng Việt Nam đặc biệt là khi kết hợp với thực tế mua bán qua internet.

Hiện nay, nhiều website bán lẻ đang cho phép bất kỳ ai đăng quảng cáo sản phẩm, chủ yếu là các sản phẩm quần áo và chăm sóc sắc đẹp, với mức giá rẻ hơn rất nhiều so với các kênh quảng cáo khác như truyền hình, báo.

Đồng thời, một số công ty bán lẻ thiết bị điện tử, gia dụng, … cũng xây dựng hệ thống bán lẻ khá hoàn chỉnh qua internet, cho phép người tiêu dùng có thể sử dụng nhiều hình thức thanh toán khác nhau, từ thẻ tín dụng đến thẻ ghi nợ, chuyển khoản qua ATM hoặc trả bằng tiền mặt khi giao hàng. Mặc dù không phải là các nhà bán lẻ quần áo, những những công ty này cũng đã góp phần giúp người tiêu dùng làm quen với hình thức mua bán qua mạng với số tiền lớn.

Tiến sỹ Sumit cũng cho rằng, “Tôi tin rằng Việt Nam sẽ phát triển rất nhanh để hoàn thiện thiện cơ sở hạ tầng cho các giao dịch qua mạng. Điều quan trọng nhất là các doanh nghiệp không nên coi đây là lý do để mình bị tụt hậu. Thói quen mua sắm online, tâm lý săn tìm giá tốt và thái độ sẵn sàng “mua trước, trả sau” là những yếu tố quan trọng buộc các nhà bán lẻ phải thay đổi và “số hóa” phương thức kinh doanh của mình. Các nhà bán lẻ thời trang, nằm trong số các nghành hàng được dự đoán là vẫn sẽ phát triển trong những năm tới, nên bắt kịp xu hướng này”.

Khánh Nam

Theo Vietnamnet

Pin It
Nguyên tắc tấn công số 2:

"Tìm một điểm yếu trong số những điểm mạnh của đối thủ dẫn đầu thị trường và tấn công vào điểm yếu ấy"

User Menu