Những chương trình giảm giá được các cửa hàng đưa ra quanh năm, thậm chí có những đợt giảm tới 70% nhưng không phải ai cũng biết được mánh khóe đằng sau những lần ưu đãi này.

Hiện nay đang là thời điểm giao mùa nên các cửa hàng cũng đồng loạt chạy các chương trình khuyến mại. Nhiều mức ưu đãi được đưa ra nhằm kích thích người tiêu dùng mua sắm. Với những mức giảm sâu từ 30% - 50% - 80% hay thậm chí là mua 1 tặng 1đều được các cửa hàng tung ra.

Cụ thể, rất nhiều cửa hàng treo biển hiệu giảm giá với các chiêu thức thu hút người đi đường vào mua sắm đó là những tấm biển có màu sắc nổi bật ghi số phần trăm được giảm như "xả hàng toàn bộ lên đến 70%", "mua 1 tặng 1", "xả hàng toàn bộ cửa hàng" hoặc "đồng giá sản phẩm chỉ từ 29k"….

Chị Nguyễn Minh Anh, nhân viên một cửa hàng quần áo tại Thái Hà tiết lộ, từ khi chạy chương trình giảm giá lớn, chị đã bán được rất nhiều đơn cả online lẫn khách mua trực tiếp.

H17

"Cứ đà này khoảng 1 – 2 tuần nữa, cửa hàng tôi sẽ phải nhập thêm hàng mới và dừng chương trình khuyến mại để soạn hàng", chị Minh Anh nói.

Tuy nhiên, theo chia sẻ của một số nhân viên bán hàng, những lần khuyến mại lớn này là cơ hội lớn để xả hàng tồn cũ, hàng hết size….

Thực tế, khi muốn hạ giá 50% trở lên toàn bộ sản phẩm trong cửa hàng, những nhân viên phải dọn sạch hàng mới ra và đưa thêm đồ cũ vào. Các cửa hàng khác giảm giá toàn bộ sản phẩm ở mức 50% trở lên cũng đều làm như vậy.

"Những chương trình ưu đãi mua 1 tặng 1 thực chất cũng chỉ là "mánh khóe". Đơn cử như ở cửa hàng quần áo sẽ là mua 1 sản phẩm tặng một đôi tất hoặc một dây buộc tóc, ở cửa hàng giày sẽ là mua một đôi giày tặng 1 đôi tất hoặc sản phẩm làm sạch giày", chị Nguyễn Thu Hương, chủ một cửa hàng quần áo tại phố Chùa Bộc nói.

"Trong năm có rất nhiều ngày có thể giảm giá, nhưng thời điểm giao mùa là lúc hàng được bán chạy nhất. Khi treo biển giảm giá, khuyến mại giúp cho lượng hàng bán ra tăng gấp 2 – 3 lần so với bình thường.

Đến thời điểm hiện tại cửa hàng tôi đã xả được gần 1 nửa hàng thu đông từ năm trước và hàng hè", chị Nguyễn Thanh Hà, nhân viên một cửa hàng quần áo cho hay.

Nhiều người cho rằng, việc dùng nhiều chiêu thức giảm giá và khuyến mại lớn sẽ khiến cho các cửa hàng kinh doanh thua lỗ nhưng thực chất, có những mặt hàng giảm giá đến 70% nhưng các cơ sở kinh doanh vẫn thu được lãi.

"Thỉnh thoảng tôi vẫn sang Quảng Châu nhập hàng và lựa chọn những mẫu độc lạ nhưng có giá tương đối rẻ. Khi về Việt Nam, những mẫu này sẽ được nâng lên bán với giá cao gấp 2 – 3 lần giá gốc.

Ví dụ, một chiếc váy có giá gốc là 120.000 đồng, nhưng khi mang về cửa hàng bán giá sẽ được đẩy lên 300.000 đồng – 320.000 đồng. Do đó, nếu cửa hàng có ghi biển giảm giá 50% hoặc giảm sâu hơn nữa thì vẫn có lãi", một người chuyên nhập hàng Quảng Châu cho biết.

Đại diện thương hiệu thời trang Katori cũng cho biết trước đó, các sản phẩm trong chương trình khuyến mại lớn không hẳn là hàng lỗi mốt, tồn kho. Bởi đối với ngành thời trang, khi giảm giá 50 - 70% cho mỗi sản phẩm, đơn vị kinh doanh vẫn có thể có lời.

"Nhiều khi cửa hàng thanh lý hàng tồn nhưng cũng nạp thêm những mẫu mới để quảng cáo. Vì lẽ đó, không khó hiểu khi nhiều đơn vị tung những chương trình giảm giá sâu tới mức người mua tưởng tượng họ được cho không. Tuy nhiên, lợi nhuận mà cửa hàng thu về ít hay nhiều phụ thuộc vào chiến lược bán hàng riêng của từng hãng", ông Thắng cho hay.

Theo Hương Nguyễn

PHÁP LUẬT & BẠN ĐỌC

David Packard

"Nguyên tắc đầu tiên trong quản lý: động lực phát triển sản phẩm mới không phải là công nghệ, không phải là tiền, mà là trí tưởng tượng của con người."

User Menu