Sự phát triển của các mạng xã hội, công nghệ khiến có việc xây dựng thương hiệu, kiếm tiền từ sự ảnh hưởng đến cộng đồng trở thành một xu hướng.
Mạng xã hội đã góp phần hình thành một hình thức kiếm tiền mới: "Tỷ phú tự thân". Đó là khái niệm mà Natalie Robehmed của Forbes nói về Kylie Jenner, tỷ phú tự thân trẻ nhất thế giới từ trước tới này. Giá trị tài sản ròng 1 tỷ USD của Jenner chủ yếu đến từ dòng mỹ phẩm mang tên cô, Kylie Cosmetic, ra mắt năm 2015. Doanh thu của công ty ước tính khoảng 360 triệu USD, giá trị của công ty khoảng 900 triệu USD.
Nữ triệu phú tự thân đầu tiên, Madam CJ Walker đã xây dựng khối tài sản của mình từ một dòng sản phẩm chăm sóc tóc từ năm 1905. Trong khi, nhà sáng lập hãng mỹ phẩm Estée Lauder và Bobbi Brown bắt đầu xây dựng thương hiệu của họ hàng thập kỷ trước.
Năm 2018, Jenner góp mặt trong sanh sách những phụ nữ giàu nhất của Forbes cùng với những "nữ hoàng trang điểm trên Instargram" khác như Anastasia Soare, Huda Kattan và Kim Kardashian West, Michelle Phan - mỗi người gây ấn tượng, thu hút người theo dõi theo những cách riêng. Tiếp theo đó là Emily Weiss, người sáng lập và CEO của thương hiệu mỹ phẩm đình đám Glossier.
Nhờ sự ảnh hưởng trên mạng xã hội, Kylie Jenner đã từng bước xây dựng nên đế chế mỹ phẩm của riêng mình.
Mặc dù, họ không phải những người đầu tiên làm giàu từ ngành công nghiệp mỹ phẩm, nhưng họ đã đi đầu trong việc tận dụng mạng xã hội để phát triển sản phẩm và tích lũy tài sản cá nhân.
Thời đại số
Nếu như Estee Lauder và Bobbi Brown bắt đầu phát triển thương hiệu mỹ phẩm bằng hình thức Marketing truyền miệng, gây chú ý với báo giới và đạt được thành công vang dội thời kỳ đó. Thì Anastasia Soare là người đẹp đầu tiên sử dụng mạng truyền thông xã hội để phát triển thương hiệu.
Mặc dù bắt đầu sự nghiệp từ những năm 1990, nhưng phải đến khi thực hiện chiến lược truyền thông trên mạng xã hội Instagram năm 2013, sản phẩm của Anastasia Soare mới thực sự gây tiếng vang và có một vị trí tốt ở cửa hàng Sephora.
Hiện nay, Instagram của cô có hơn 19 triệu người theo dõi và giá trị công ty ước tính đạt 1,5 tỷ USD, theo Forbes. Riêng Soare sở hữu khoảng 1 tỷ USD và trở thành một trong những người phụ nữ giàu nhất thế giới.
Bước chuyển đổi biến người tiêu dùng trở thành người ảnh hưởng
Thành công của Soara chỉ ra, phương tiện truyền thông xã hội đã mở ra một cánh cửa mới, cho phép người tiêu dùng nghiên cứu, điều tra và thu thập thông tin về mọi thứ từ thành phần đến giá trị thương hiệu. Các thương hiệu sử dụng mạng truyền thông xã hội như một cách giao tiếp 2 chiều với những người quan tâm đến sản phẩm.
Anastasia Soare là người đầu tiên sử dụng mạng xã hội để kinh doanh mỹ phẩm thành công.
Theo phân tích của Emily Weiss - nhà sáng lập, CEO của thượng hiệu mỹ phẩm Glossier với Business Insider: Mỹ phẩm đã thực sự phổ biến trên mạng Internet, bởi đó cũng là nơi có khách hàng. Thành công của Emily Weiss được ví như Estée Lauder của thế hệ millennial.
Năm 2010, cô ra mắt blog Into the Gloss và nó nhanh chóng trở nên phổ biến, thu hút 10 triệu lượt truy cập mỗi tháng. Đó là nền tảng vững chắc để Weiss chính thức ra mắt 4 sản phẩm Glossier đầu tiên năm 2014.
Emily Weiss nhận ra rằng, các phương tiện truyền thông xã hội đang định hình lại công nghiệp làm đẹp, phá vỡ các nguyên tắc kinh doanh truyền thống. Thay vì nhắm đến việc bán buôn, Weiss dự định xây dựng nên tảng trực tuyến với nội dung có sức lan truyền với cộng đồng mạng. Và thành công của Glossier đến từ việc họ cư xử với khách hàng như một "người có tầm ảnh hưởng" chứ không phải người bán hàng.
Để tiếp thị một loại phấn má mới (Cloud Paint), Weiss đã thuê các nghệ sĩ trang điểm sử dụng nó khi làm đẹp cho những người nổi tiếng tham dự lễ trao giải Oscar và đăng hình ảnh lên mạng xã hội. Kết quả, trong một tuần đã có 1.700 hình ảnh do người dùng tạo ra liên quan đến sản phẩm Cloud Paint.
"Mạng xã hội Instargram là một công cụ tuyệt vời giúp hiển thị nội dung về sản phẩm do người dùng tạo ra", Weiss nhận xét. Mặc dù chưa có con số chính xác về tài sản của cô, nhưng giá trị ước tính 1,2 tỷ USD của Glossier đã đủ nói lên thành công của cô gái này.
Emily Weiss được ví như "Estée Lauder của thế hệ millennial".
YouTuber biến cá tính riêng thành thương hiệu
Rất nhiều người nổi tiếng trên mạng xã hội như Instagram, YouTube đã biến trang/kênh cá nhân của họ thành một thường hiệu làm đẹp thành công, trị giá hàng triệu đô la.
Huda Kattan được tờ New York Times gọi là một trong những blogger làm đẹp có ảnh hưởng nhất thế giới. Cô bắt đầu chia sẻ các video hướng dẫn trang điểm trên YouTube và Instagram từ năm 2010. Lượng người theo dõi tăng rất nhanh đã giúp cô bán được số lượng lớn các sản phẩm làm đẹp như mi giả vào năm 2013.
Hiện nay, Huda Kattan có hơn 577 triệu người theo dõi trên Instagram và 3,1 triệu người đăng ký kênh YouTube cá nhân. Cô đánh giá, "mạng xã hội là một chất xúc tác thay đổi mọi thứ. Nó khiến mọi người không chỉ giao tiếp theo cách khác mà còn có thể truyền cảm hứng, tạo hiệu ứng lan truyền". Doanh số bán lẻ của Huda Beauty đạt 1,5 triệu USD trong năm đầu tiên ra mắt và hiện này giá trị công ty ước tính khoảng 1 tỷ USD, trong đó Huda sở hữu 500 triệu USD, theo Forbes.
Câu chuyện thành công của Michelle Phan cũng tương tự như vậy. Cô bắt đầu chia sẻ những video hướng dẫn làm đẹp và thu hút hơn 40.000 người theo dõi trên kênh YouTube cá nhân.
Năm 2013, cô ra mắt dòng mỹ phẩm của riêng mình EM Cosmetics, thuộc thương hiệu L'Oreal. "Ảnh hưởng là một dạng sức mạnh mới. Nếu bạn có tầm ảnh hưởng, bạn có thể xây dựng một thương hiệu riêng", Michelle Phan trả lời Forbes.
Michelle Phan từng là một youtuber có sức ảnh hưởng mạnh mẽ và thành công khi ra mắt dòng mỹ phẩm mang tên EM Cosmetics.
Các thương hiệu mỹ phẩm đang bùng nổ
Thật dễ hiểu khi càng nhiều người ảnh hưởng, người nổi tiếng tham gia vào lĩnh vực mỹ phẩm và hiệu ứng mạnh mẽ họ tạo ra. Ngành công nghiệp làm đẹp đã phát triển theo cấp số nhân trong suốt 3 thập kỷ qua. Tính đến năm 2010, ngành công nghiệp này có doanh thu khoảng 330 tỷ USD trên toàn cầu, theo Beauty Imagined.
"Trước đây, các thương hiệu xa xỉ được bán thông qua các cửa hàng bách hóa, nhà thuốc. Còn hiện này, toàn bộ thì trường đã bị phân mảnh, tạo cơ hội cho sự ra mắt của nhiều thương hiệu mới. Hơn 1.000 thương hiệu làm đẹp đã tham gia vào thị trường tính từ năm 2015 bởi chúng sinh ra lợi nhuận khổng lồ. Mạng truyền thông xã hội đã khiến các thương hiệu có thể tiếp cận người tiêu dùng dễ dàng hơn, và việc ra mắt một thương hiệu cũng dễ dàng hơn bao giờ hết.
* Nguồn: Nhịp sống kinh tế