Bạn có nghĩ rằng sản phẩm của công ty bạn hay các dịch vụ mà cty bạn đưa ra là đắt đỏ? Bạn có khúm núm, không tự tin cho lắm khi phải thông báo giá sản phẩm của bạn cho khách hàng? Quan trọng hơn, khách hàng của bạn có tỏ vẻ khép nép khi bạn nói với họ về giá sản bán của phẩm.

Việc thông báo giá bán cho khách hàng là một trong những khâu kinh hãi và khó khăn nhất trong nghệ thuật bán hàng – đặc biệt nếu như bạn nghĩ rằng sản phẩm mà bạn định bán ra có mức giá cao. Khi buột miệng nói ra mức giá sản phẩm bạn bán mà thiếu bước xây dựng giá thì có thể làm cho khách hàng cảm thấy như là bạn vừa thả một quả bom vào họ và chắc chắn điều đó sẽ làm tổn hại trực tiếp tới doanh số bán hàng.

sale

Lời khuyên giúp khách hàng đánh giá đúng giá trị sản phẩm của bạn

Dưới đây là những lời khuyên hữu ích giúp khách hàng không chỉ chấp nhận mà còn đánh giá đúng giá trị sản phẩm mặt hàng của bạn:

Hãy thực hiện một màn trình diễn tuỳ biến, đầy ấn tượng. Sau khi nắm được nhu cầu và ước muốn của khách hàng, hãy làm cho họ kinh ngạc bằng việc thuyết trình những tính năng đặc biệt, nổi trội và giải thích từng tính năng ưu việt mà sản phẩm của bạn có, và điều quan trọng nhất là những lợi ích mà sản phẩm mang lại.

Sau khi bạn vượt qua màn giới thiệu đầy ấn tượng, hãy chờ cho tới khi khách hàng chủ động hỏi giá sản phẩm, nếu trường hợp đó có thể xảy ra. Việc bạn xổ thẳng ra giá của sản phẩm sẽ khiến cho khách hàng cảm thấy bị sốc và họ sẽ bỏ chạy.

Bước tiếp theo, hãy giúp khách hàng có được nhận thức rằng sản phẩm của bạn không đắt đỏ chút nào bằng việc chia nhỏ từng bộ phận để báo giá. Việc này sẽ giúp cho khách hàng bị phân tâm, sao lãng và không lưu tâm tới tổng giá thành của sản phẩm. Hãy thuyết phục khách hàng rằng lợi ích tính theo đầu người sẽ tăng khi họ cùng sử dụng chung một chương trình...v.v.

Chuyển mối e ngại thành sự lôi cuốn

Trong bán hàng, chúng ta gọi việc lấy ra một khoản và đem so sánh nó với thứ gì đó mà một khách hàng sẵn lòng từ bỏ nó là “sự so sánh chéo”.

Dưới đây là một vài ví dụ:

– Một máy copy có mức giá 10.000 USD có các kiểu chuông báo tân thời nhất. Nếu như chỉ nhìn vào giá tổng thành của máy thì sẽ bị coi là đắt, nhưng với giá đó thì số bản copy của máy sẽ đạt số lượng lớn hơn trong cùng khoảng thời gian so với các máy thông thường khác, và như thế đương nhiên giá thành của máy sẽ giảm nhờ hiệu suất hoạt động cao.

– Với một thẻ hội viên CLB sức khoẻ có mệnh giá 400 USD. Nếu chia nhỏ thì bạn chỉ tốn có 1,09 USD/ngày.

Nếu như giá sản phẩm của công ty bạn bán ra là 1200 USD trong khi của đối thủ cạnh tranh chỉ có 1000 USD. Bạn hãy hỏi khách hàng xem họ sẽ chọn mua hàng của ai nếu như sản phẩm của cả hai bên có cùng một mức giá bán. Tất nhiên, nếu bạn có màn giới thiệu thuyết phục ắt hẳn vị khách đó sẽ mua hàng của bạn.

Tiếp đến, hãy hỏi khách hàng xem họ thích sản phẩm của bạn ở những điểm nào. Hãy kiên nhẫn và để chọ họ tự diễn đạt về nó. Bạn có thể sẽ phải giúp nhắc đến những đề mục mà vị khách hàng quên không đề cập tới. Sau khi vị khách diễn đạt xong, bạn không nên giảm giá tổng thành của sản phẩm, thay vào đó, bạn chỉ nên giảm giá những bộ phận mà sản phẩm của bạn khác với sản phẩm của đối thủ cạnh tranh.

Nghệ thuật bán hàng có sức thuyết phục này thường được các thương nhân và các nhà nghiên cứu thị trường hàng đầu áp dụng. Hãy thử áp dụng chiến lược đó trong quá trình tiêu thụ sản phẩm và bạn sẽ tận mắt chứng kiến nó phát huy hiệu quả ra sao. Việc tách biệt giá sản phẩm thành từng phần nhỏ sẽ giúp bạn đạt được doanh thu bán hàng cao hơn.

Theo doanhnhan360

Không ghi tác giả

Pin It
C. V. Ramannan

"Nếu một cơ hội đến với bạn thì hãy chớp lấy ... đừng nghĩ rằng rồi nó sẽ lại đến."

User Menu