LihnconBất kì sản phẩm, dịch vụ, doanh nghiệp hay người nào đều ẩn chứa một hay nhiều câu chuyện. Thủ thuật nằm ở chỗ bạn phải biết “lôi” những câu chuyện đó ra và dùng chúng để sinh lời cho mình vào đúng lúc.

Nếu như bạn yêu cầu bất kỳ nhà sử học nào kể tên những vị lãnh tụ vĩ đại nhất trong nền văn minh phương Tây, thì vị tổng thống Mỹ thứ 16, Abraham Lincoln, là cái tên được nhắc đến đầu tiên. Ông đã lãnh đạo đất nước dành thắng lợi trong cuộc nội chiến đẫm máu, ban hành bản tuyên ngôn giải phóng và cuối cùng đi đến phê chuẩn bản sửa đổi thứ 13 Hiến pháp Hoa Kỳ về vấn đề xóa bỏ chế độ nô lệ.

Sự vĩ đại cuả Abraham Lincoln (tên hiệu là: Honesst Abe) được hình thành từ nhiều đặc điểm. Ông sở hữu một trí tuệ uyên thâm và có được những đánh giá đáng kinh ngạc. Ông là một nhà tư tưởng, một người thường nghiên cứu thế giới trên góc độ triết học và kiên định sống với những niềm tin hợp lý của bản thân.

Dù được thiên phú nhiều tài năng nhưng Lincoln lại thành công nhờ vào khả năng giao tiếp. Ông là một nhà diễn thuyết có tài và tự biên soạn rất nhiều bài phát biểu hung hồn cho bản thân. Ông luôn chân thành lắng nghe khi người khác nói, thấu hiểu và làm chủ nghệ thuật kỹ năng giao tiếp từ một vài thập kỷ, trước khi thuật ngữ này được đặt ra.

Không phải phóng đại khi cho rằng Lincoln là một trong những người giao tiếp tài giỏi nhất trong lịch sử. Nhưng trong tất cả những kỹ năng giao tiếp mà ông đã áp dụng thành công, đặc biệt hơn cả là khả năng kể chuyện.

Abraham Lincoln là một người kể chuyện tài giỏi

Licoln đã thành công trong những hoàn cảnh khó khăn hơn bất kì vị tổng thống Mỹ nào đã từng phải đối măt. Nghệ thuật giao tiếp cần được sử dụng trong những hoàn cảnh như vậy và ông thường dùng đến các câu chuyện trong khi giao tiếp. Thay vì mắng nhiếc những vị tướng bất tài, mắc sai lầm trong đợt đầu cuộc nội chiến, Licoln thường huấn luyện và động viên họ thông qua những câu chuyện. Để dàn xếp những bất đồng về chính trị giữa các thành viên Quốc hội, Lincoln đã kể một câu chuyện và dựa vào đó để thiết lập nền tảng chung.

Tuy nhiên, trong số các nhà lãnh đạo xuất sắc trong lịch sử, Lincoln không phải là người duy nhất thành công dựa vào những câu chuyện. Qua các thời đại, nhiều chính trị gia đã thuyết phục được dân chúng từ việc sử dụng những câu chuyện nhằm tuyên truyền những lý luận chính trị của họ. Ngày nay, những giám đốc điều hành thành đạt là những người cũng sử dùng những câu chuyện để huy động đội ngũ nhân viên trên thế giới “kiếm” về hàng tỷ đôla lợi nhuận. Bản thân đức chúa Jesus cũng đã đưa ngụ ngôn và những câu chuyện vào trong các bài giảng cho các đệ tử của mình.

Thật vậy, những câu chuyện có tác động rất lớn. Chúng đầy sức mạnh.Chúng vẽ ra những bức tranh. Chúng cũng thật hiệu quả, bởi bộ não con người được lập phản xạ trong việc dễ dàng lắng nghe và tiếp nhận những câu chuyện. Trước những văn bản viết và những bài báo in từ thời phát minh máy in Guteberg, con người thường dùng những câu chuyện để truyền đạt lịch sử, truyền thống cũng như các chuẩn mực và mong ước. Nói cách khác, hàng đêm, tổ tiên chúng ta trước đây thường quây quần bên đống lửa và kể về những câu chuyện. Thiên hướng kể và lắng nghe là một phần quan trọng trong cấu trúc hình thành DNA trong cơ thể con người.

Do vậy, nếu con người luôn dễ dàng tiếp nhận các câu chuyện thì bạn và tôi sẽ thật ngốc nghếch nếu không biết vận dụng các câu chuyện đó vào trong công việc. Những người kể chuyện giỏi rất dễ trở thành những nhà lãnh đạo tài ba hay là những người kinh doanh thành công. Nếu như bạn đang là một nhà quản lý thì hãy hướng dẫn và khích lệ nhân viên bằng cách truyền đạt những thông tin quan trọng, cần thiết qua những câu chuyện. 

Còn nếu bạn là một nhân viên kinh doanh, bạn muốn giới thiệu sản phẩm và dịch vụ cuả mình, thì hãy sử dụng một câu chuyện để vẽ lên một bức tranh trong tâm trí của những vị khách tiềm năng. Bằng cách đưa sản phẩm vào trong câu chuyện, những khách hàng tiềm năng sẽ luôn gợi nhớ về câu chuyện đó. Một khi ai đó đã có tâm lý muốn mua thì họ sẽ rất dễ mua.

Hãy xét trường hợp khi chúng ta hỏi một vị khách tiềm năng sau khi nghe hai nhân viên kinh doanh giới thiệu về hai dòng sản phảm cạnh tranh. Cả hai đều đề cập đến những tính năng và lợi ích của sản phẩm. Người nhân viên thứ nhất rất ngay thẳng và tập trung nói về những thông tin thực tế. Trong khi, người nhân viên thứ hai cũng thật thà thẳng thắn nhưng lại dùng những câu chuyện để đề cập đến những tính năng và lợi ích của sản phẩm. Hai câu chuyện mà người nhân viên thứ hai kể, nói về những phản hồi tốt của những vị khách đã từng dùng sản phẩm của anh ta. Tôi đảm bảo rằng người nhân viên thứ hai sẽ dễ “chốt” được vị khách đó hơn đồi thủ của anh ta.

Một trong những kỹ năng quan trọng nhất đối với ngành kinh doanh đó là khả năng vượt qua những phản đối. Nếu như bạn gặp phải một sự phải đối, hãy kể một câu chuyện để giữ cho thỏa thuận đó tiếp tục. Bạn đã sẵn sàng chấm dứt chưa? Hãy làm nó trở nên hấp dẫn hơn bằng cách lồng ghép vào một câu chuyện. Có phải tình hình đang trở nên bế tắc? Hãy tháo gỡ nó bằng một câu chuyện!

Nếu bạn đang quản lý nhân viên, quảng bá dịch vụ, thuyết trình, đang cố gắng thuyết phục mọi người bỏ phiếu ủng họ mình hay bạn đang phải cố gắng giải quyết một cuộc xung đột với hai đồng nghiệp, hãy làm mọi việc trở nên đơn giản hơn bằng cách kể một câu chuyện gì đó. Những câu chuyện sẽ trấn an mọi người và giải tỏa mọi việc.

Nếu bạn thường xuyên sử dụng những câu chuyện trong đời sống hàng ngày thì hãy ghi nhớ một vài điều sau:

1. Các câu chuyện phải liên quan và phù hợp với tình huống.

2. Biết khi nào dừng lại. Nếu câu chuyện quá dài sẽ mất đi tính hiệu quả của nó.

3. Nghĩ về công việc bạn đang làm và quyết định những loại câu chuyện nào sẽ phù hợp và tương ứng với một số tình huống.

4. Liệt ra danh mục những câu chuyện trong đầu. Hãy gợi nhớ lại những trải nghiệm của bản thân, bạn bè và đồng nghiệp. Tạo một danh sách những câu chuyện có thể sử dụng được trong bất kì hoàn cảnh nào.

Bất kì sản phẩm, dịch vụ, doanh nghiệp hay người nào đều ẩn chứa một hay nhiều câu chuyện. Thủ thuật nằm ở chỗ bạn phải biết “lôi” những câu chuyện đó ra và dùng chúng để sinh lời cho mình vào đúng lúc. Tóm lại, nếu như tổng thống Lincoln đã thành công trong việc dùng những câu chuyện để dẫn dắt Hoa Kỳ, thì chúng ta hãy sử dụng chúng một cách khôn ngoan trong doanh nghiệp và sự nghiệp của mình.

Nguồn:Học Làm Giàu

Pin It
Ruud Gullit

"Người thủ môn là người thủ môn bởi vì anh ta không biết chơi bóng đá."

User Menu